Tàu quét mìn lớn nhất Việt Nam được nâng cấp: Có Robot!

Sau một thời gian dài sử dụng, gần đây các trục lôi hạm 851 và 852 của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã được hiện đại hóa, trang bị hệ thống robot hiện đại, tăng khả năng rà phá thủy lôi bảo vệ cảng biển.

Trong bài viết "Phó Thuyền trưởng đam mê nghiên cứu khoa học", Báo Hải quân thông tin, tàu 852, Hải đội 314, Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quân đã được nâng cấp các trang bị tích hợp công nghệ hiện đại vào năm 2016. Ảnh: Thượng úy Lương Hoàn Bản - Phó Thuyền trưởng Tàu 852. Ảnh: Báo Hải quân

Trong bài viết "Phó Thuyền trưởng đam mê nghiên cứu khoa học", Báo Hải quân thông tin, tàu 852, Hải đội 314, Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quân đã được nâng cấp các trang bị tích hợp công nghệ hiện đại vào năm 2016. Ảnh: Thượng úy Lương Hoàn Bản - Phó Thuyền trưởng Tàu 852. Ảnh: Báo Hải quân

Tàu 852 vốn là một trong hai tàu quét mìn (trục lôi hạm nếu dùng từ Hán Việt) được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam vào năm 1980 và 1981. Trong đó chiếc 852 được chuyển giao tháng 6/1981 vốn có tên gọi cũ là MT-221 được biên chế vào Hải quân Liên Xô ngày 31/8/1970. Chiếc còn lại mang phiên hiệu 851 được chuyển giao năm 1980 có tên cũ là Mina, biên chế Hải quân Liên Xô ngày 31/12/1970.

Tàu 852 vốn là một trong hai tàu quét mìn (trục lôi hạm nếu dùng từ Hán Việt) được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam vào năm 1980 và 1981. Trong đó chiếc 852 được chuyển giao tháng 6/1981 vốn có tên gọi cũ là MT-221 được biên chế vào Hải quân Liên Xô ngày 31/8/1970. Chiếc còn lại mang phiên hiệu 851 được chuyển giao năm 1980 có tên cũ là Mina, biên chế Hải quân Liên Xô ngày 31/12/1970.

Hai chiếc cùng được đóng theo đề án trục lôi hạm 266 Rubin với phần thân tàu làm bằng vỏ thép có độ từ tính rất thấp. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 519 tấn, toàn tải 560 tấn, dài 52,1m, rộng 9,4m, mớn nước 2,65m, tốc độ di chuyển 16 hải lý/h.

Hai chiếc cùng được đóng theo đề án trục lôi hạm 266 Rubin với phần thân tàu làm bằng vỏ thép có độ từ tính rất thấp. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 519 tấn, toàn tải 560 tấn, dài 52,1m, rộng 9,4m, mớn nước 2,65m, tốc độ di chuyển 16 hải lý/h.

Tàu được trang bị hệ thống rà phá hiện đại nhất thời bấy giờ như TEM-2, BKT, PAUT, AT-3, ShZ-1M.Tất nhiên, sau hơn 40 năm phục vụ, rõ ràng là các trang bị của tàu 851 và 852 không tránh khỏi xuống cấp, lạc hậu so với công nghệ thủy lôi hiện đại. Đó là lý do khiến tàu 852 được hiện đại hóa và trang bị các công nghệ mới nhằm đảm bảo khả năng chiến đấu trong tình hình mới. Ảnh: Báo Hải quân

Tàu được trang bị hệ thống rà phá hiện đại nhất thời bấy giờ như TEM-2, BKT, PAUT, AT-3, ShZ-1M.Tất nhiên, sau hơn 40 năm phục vụ, rõ ràng là các trang bị của tàu 851 và 852 không tránh khỏi xuống cấp, lạc hậu so với công nghệ thủy lôi hiện đại. Đó là lý do khiến tàu 852 được hiện đại hóa và trang bị các công nghệ mới nhằm đảm bảo khả năng chiến đấu trong tình hình mới. Ảnh: Báo Hải quân

Một trong những nâng cấp cải tiến đáng chú ý áp dụng với tàu 852 là việc trang bị hệ thống robot Pluto Plus UUV do Tập đoàn Gaymarine Electronics của Italia sản xuất. Robot được thiết kế cho nhiệm vụ rà phá thủy lôi với thời gian hoạt động dưới nước lên tới 2-6 tiếng, tốc độ di chuyển 6 hải lý/h. Ảnh: Báo Hải quân

Một trong những nâng cấp cải tiến đáng chú ý áp dụng với tàu 852 là việc trang bị hệ thống robot Pluto Plus UUV do Tập đoàn Gaymarine Electronics của Italia sản xuất. Robot được thiết kế cho nhiệm vụ rà phá thủy lôi với thời gian hoạt động dưới nước lên tới 2-6 tiếng, tốc độ di chuyển 6 hải lý/h. Ảnh: Báo Hải quân

Pluto Plus cấu tạo bởi vật liệu có độ nhiễm từ thấp và phát ra rất ít tiếng ồn khi hoạt động nhằm tránh việc kích hoạt các loại thủy lôi từ trường hoặc âm thanh, nó có thể được điều khiển thông qua một sợi cáp quang hoặc kết nối không dây khi làm nhiệm vụ. Ảnh: Wikipedia

Pluto Plus cấu tạo bởi vật liệu có độ nhiễm từ thấp và phát ra rất ít tiếng ồn khi hoạt động nhằm tránh việc kích hoạt các loại thủy lôi từ trường hoặc âm thanh, nó có thể được điều khiển thông qua một sợi cáp quang hoặc kết nối không dây khi làm nhiệm vụ. Ảnh: Wikipedia

Trang bị chuyên dụng của Pluto Plus bao gồm camera kỹ thuật số cùng với ba thiết bị sonar để xác định và phát hiện các đối tượng nằm dưới độ sâu 300 m, biến thể nâng cấp của Pluto Plus có tên gọi Pluto Gigas còn mở rộng được độ sâu làm việc xuống 600 m. Ảnh: QPVN

Trang bị chuyên dụng của Pluto Plus bao gồm camera kỹ thuật số cùng với ba thiết bị sonar để xác định và phát hiện các đối tượng nằm dưới độ sâu 300 m, biến thể nâng cấp của Pluto Plus có tên gọi Pluto Gigas còn mở rộng được độ sâu làm việc xuống 600 m. Ảnh: QPVN

Đáng chú ý, về mặt trang bị vũ khí, tàu 852 trước khi chuyển giao được thay thế một trong hai tháp pháo AK-230 CIWS bằng pháo 2M-3M 25mm nòng kép, trong khi tàu 851 vẫn được giữ lại hai bệ AK-230 CIWS. Ngoài ra, theo cấu hình trang bị của nhà sản xuất, tàu còn có hai bệ tên lửa phòng không MTU-4 với tên lửa 9K34 Strela-3 (16 quả), ray thả bom chìm với 36 quả BGD, có thể rải thủy lôi với 10 quả mang theo. Ảnh: Báo Hải quân

Đáng chú ý, về mặt trang bị vũ khí, tàu 852 trước khi chuyển giao được thay thế một trong hai tháp pháo AK-230 CIWS bằng pháo 2M-3M 25mm nòng kép, trong khi tàu 851 vẫn được giữ lại hai bệ AK-230 CIWS. Ngoài ra, theo cấu hình trang bị của nhà sản xuất, tàu còn có hai bệ tên lửa phòng không MTU-4 với tên lửa 9K34 Strela-3 (16 quả), ray thả bom chìm với 36 quả BGD, có thể rải thủy lôi với 10 quả mang theo. Ảnh: Báo Hải quân

Ngoài các tàu đề án 266, hiện Việt Nam còn có trong trang bị 2 trục lôi hạm khác gồm các tàu 86x đề án 1265 Yakhont và đề án 1258 Korund. Theo mạng Russianships, Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam 4 tàu đề án 1265 trong giai đoạn 1985-1990. Các tàu có lượng giãn nước toàn tải 460 tấn, dài 49m, tốc độ 14 hải lý/h, trang bị nhiều loại khí tài rà phá bom mìn như GTK-2, AT-6, PEMT-4. Ảnh: X51

Ngoài các tàu đề án 266, hiện Việt Nam còn có trong trang bị 2 trục lôi hạm khác gồm các tàu 86x đề án 1265 Yakhont và đề án 1258 Korund. Theo mạng Russianships, Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam 4 tàu đề án 1265 trong giai đoạn 1985-1990. Các tàu có lượng giãn nước toàn tải 460 tấn, dài 49m, tốc độ 14 hải lý/h, trang bị nhiều loại khí tài rà phá bom mìn như GTK-2, AT-6, PEMT-4. Ảnh: X51

Cũng như các tàu 851 và 852, loạt tàu đề án 1265 đã được Việt Nam tự hiện đại hóa từ năm 2019. Trong ảnh, tàu 861 trong lễ hạ thủy sau sửa chữa lớn tại nhà máy X51 Hải Minh. Tàu đã được thay mới gần như toàn bộ khung xương và vỏ gỗ, phần thân vỏ bên ngoài tàu được dán bằng vật liệu composit nhiều lớp. Ảnh: X51

Cũng như các tàu 851 và 852, loạt tàu đề án 1265 đã được Việt Nam tự hiện đại hóa từ năm 2019. Trong ảnh, tàu 861 trong lễ hạ thủy sau sửa chữa lớn tại nhà máy X51 Hải Minh. Tàu đã được thay mới gần như toàn bộ khung xương và vỏ gỗ, phần thân vỏ bên ngoài tàu được dán bằng vật liệu composit nhiều lớp. Ảnh: X51

Ngoài chức năng rà phá thủy lôi, các tàu đề án 1265 còn trang bị vũ khí để tự vệ gồm: pháo CIWS AK-230M, pháo 2M-3M 25mm và bệ phóng tên lửa phòng không MTU-4. Ảnh: X51

Ngoài chức năng rà phá thủy lôi, các tàu đề án 1265 còn trang bị vũ khí để tự vệ gồm: pháo CIWS AK-230M, pháo 2M-3M 25mm và bệ phóng tên lửa phòng không MTU-4. Ảnh: X51

Trong ảnh là tàu quét mìn ven bờ đề án 1285 Korund của Hải quân Việt Nam. Theo mạng Russianship, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam 3 tàu này vào tháng 10/1979 (tàu 816) và 2 chiếc tháng 12/1986 (tàu 871 và 872). Tàu có lượng giãn nước 91 tấn, dài 26m, hoạt động tốt ở khu vực ben bờ biển, sông ngòi với nhiệm vụ chính rà phá thủy lôi. Ảnh: Wikipedia

Trong ảnh là tàu quét mìn ven bờ đề án 1285 Korund của Hải quân Việt Nam. Theo mạng Russianship, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam 3 tàu này vào tháng 10/1979 (tàu 816) và 2 chiếc tháng 12/1986 (tàu 871 và 872). Tàu có lượng giãn nước 91 tấn, dài 26m, hoạt động tốt ở khu vực ben bờ biển, sông ngòi với nhiệm vụ chính rà phá thủy lôi. Ảnh: Wikipedia

Video Làm chủ những con tàu hiện đại của Hải quân Việt Nam - Nguồn: QPVN

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tau-quet-min-lon-nhat-viet-nam-duoc-nang-cap-co-robot-1432171.html