Từ lâu, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã không còn phục vụ tác chiến, trực chiến trên biển mà được rút về làm nhiệm vụ huấn luyện phi công không quân hải quân. Nguồn ảnh: Sina.
Do việc phục vụ trên tàu sân bay đòi hỏi các kỹ thuật rất đặc thù, các phi công không quân hải quân Trung Quốc cần phải được đào tạo cực kỳ bài bản với một tàu sân bay thật. Nguồn ảnh: Sina.
Tương tự như ở trên đất liền, các rủi ro tai nạn luôn là cao nhất khi máy bay cất - hạ cánh. Điểm khác biệt duy nhất là đường băng trên tàu sân bay có kích thước quá ngắn, không có chỗ cho sai lầm. Nguồn ảnh: Sina.
Nếu như khi cất cánh từ hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, các chiến đấu cơ sẽ sử dụng cầu nhảy thì khi hạ cánh, họ phải dùng cáp hãm đà. Nguồn ảnh: Sina.
Thậm chí ngay cả việc bố cục, sắp xếp máy bay trên tàu sân bay cũng đòi hỏi phải có phương pháp khác hoàn toàn so với trên đất liền. Nguồn ảnh: Sina.
Tại khu vực Bố Hải, Trung Quốc có một sân bay quân sự chuyên phục vụ cho không quân hải quân của nước này cách cất - hạ cánh trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù được xây dựng trên đất liền, tuy nhiên sân bay huấn luyện này vẽ ra một đường băng chỉ dài bằng đúng đường băng trên tàu Liêu Ninh để phi công cất - hạ cánh thử. Nguồn ảnh: Sina.
Thậm chí tại đây, các nhân viên mặt đất cũng sẽ được huấn luyện luôn cách chỉ huy, kiểm soát không lưu trong những phi vụ cất - hạ cánh y hệt như trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Sina.
Đây là cách thức an toàn nhất để huấn luyện phi công quân sự hoạt động trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Sina.
Phi công không quân hải quân có khả năng cất - hạ cánh trên tàu sân bay luôn là một tài sản cực kỳ quý hiếm của lực lượng hải quân khắp thế giới. Thậm chí ở Nga, số lượng phi công không quân hải quân có khả năng cất cánh tiêm kích từ tàu sân bay còn ít hơn cả... phi công lái tàu vũ trụ. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu sân bay Liêu Ninh trong biên chế Hải quân Trung Quốc hiện đại ra sao?
Khắc Đôn