Địa điểm của cuộc tập trận là trên bờ biển Goa của biển Ả rập, thời gian từ ngày 17 đến ngày 20/11; lực lượng tham gia gồm nhóm tàu sân bay Vikramadiya của Hải quân Ấn Độ, nhóm tàu sân bay hạt nhân Nimitz của Mỹ cũng như hai tàu khu trục của Australia và Nhật Bản. Ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: PTI
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ tham gia cuộc tập trận Malabar 2020, trong đó tàu sân bay Viklamadia được trang bị máy bay chiến đấu MiG-29K, tàu Nimitz trang bị máy bay chiến đấu F/A-18, ngoài ra còn có tàu chiến của Nhật Bản và Australia. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-29K của Hải quân Ấn Độ.
Thông qua cuộc tập trận, góp phần tăng cường hợp tác hải quân, chống lại các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống; tìm ra lời giải cho mối thách thức mới nổi đó là sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc tại khu vực địa chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc hoạt động tại Ấn Độ Dương - Nguồn: Sina
Cuộc tập trận sẽ được tiến hành ở vùng biển khá đông đúc, với ít nhất 70 tàu chiến xuất hiện trên vùng biển giữa Vịnh Ba Tư và Biển Ả Rập. Đây là khu vực cũng có đông tàu bè đi lại, nhất là các tàu chở dầu và khí đốt tại khu vực Trung Đông.
Mặc dù các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc không ở gần theo dõi cuộc tập trận nhưng cũng không ở quá xa. Tàu chiến của Trung Quốc đang thực hiện các hoạt động hộ tống chống cướp biển ở Vịnh Aden. Ảnh: Hải quân PLA đã tiến hành diễn tập quân sự ở Đông Ấn Độ DươngB- Nguồn: AP
Các quan chức quân sự cấp cao của Ấn Độ tuyên bố rằng, Hải quân Ấn Độ đã được triển khai đầy đủ ở bờ biển phía đông và phía tây của nước này và sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp; nhất là khi tình hình ở khu vực biên giới Ladakh, giáp với Trung Quốc xấu đi. Ảnh: Hải quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.
Giới phân tích cho rằng, rõ ràng 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia cam kết đảm bảo luồng giao thông hàng hải được thông suốt và sẵn sàng gây sức ép ở Biển Đông, trước những thách thức mà hải quân Trung Quốc đặt ra. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trên Biển Đông - Nguồn: Wikipedia.
Các chuyên gia quân sự cho biết, trong năm tới, vào năm tới, Hải quân Ấn Độ sẽ sử dụng tàu sân bay Vikrant và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Flayer thứ hai được sản xuất trong nước, có thể tổ chức diễn tập trên không gian địa lý từ eo biển Malacca đến Vịnh Aden và xa hơn nữa. Ảnh: Tàu sân bay Vikrant - Nguồn: Hải quân Ấn Độ
Dưới sự lãnh đạo của Đô đốc Karambir Singh, trọng tâm của Hải quân Ấn Độ là biến vùng biển của quần đảo Andaman và Nicobar, nơi Quân đội Ấn Độ đang nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự, để Hải quân Ấn Độ có thể điều động lực lượng của mình. Ảnh: Hải quân Ấn Độ - Nguồn: PTI
Hiện nay khi vũ khí sát thương ngoài tầm nhìn và tên lửa đạn đạo tầm xa đang trở thành xu hướng chủ đạo, các nhà hoạch định an ninh quốc gia Ấn Độ đã phát động một cuộc tranh luận sôi nổi về khả năng sống sót của tàu sân bay và Ấn Độ có nên đóng thêm tàu sân bay thứ ba nữa hay không. Ảnh: tàu sân bay Viklamadia của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.
Hải quân Ấn Độ là một cường quốc mới nổi, và không thể bị hạn chế ở vùng nước xám ven bờ. Giới phân tích cho rằng, lập luận này là hợp lý, bởi ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi, Trung Đông và Vịnh Ba Tư đang dần tăng lên. Ảnh: Căn cứ quân sự Trung Quốc tại Djibouti trên Ấn Độ Dương - Nguồn: Sina
Khi Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương thông qua Pakistan và Myanmar, Hải quân Ấn Độ hy vọng sẽ có ít nhất ba tàu sân bay để duy trì lợi ích hàng hải và thương mại của Ấn Độ, đồng thời có đủ tàu sân bay để triển khai ở Biển Ả Rập, Vịnh Bengal và Ấn Độ Dương. Ảnh: Khu vực địa chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên lập luận phản biện mà các nhà hoạch định an ninh quốc gia Ấn Độ đưa ra là, Ấn Độ nên chọn một số trong số 1.062 hòn đảo của mình, để thiết lập các căn cứ quân sự lâu dài, nhằm tránh tác động đến các diễn biến ở khu vực Ấn Độ Dương, đồng thời tiết kiệm kinh phí. Ảnh: Hải quân Ấn Độ - Nguồn: PTI
Gần đây Ấn Độ và Mỹ đã ký 4 hiệp định quân sự, Mỹ coi Ấn Độ là một đồng minh ngoài NATO; đồng thời nới lỏng việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao cho Ấn Độ và tăng cường xuất khẩu thiết bị quân sự tiên tiến cho Ấn Độ. Ảnh: Máy bay tuần thám biển P-8A mà Mỹ bán cho Ấn Độ - Nguồn: PTI
Với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, việc Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với Ấn Độ là minh chứng rõ nhất cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ đang dần tiến tới một đồng minh quân sự và là một liên minh ngăn chặn tham vọng hải quân biển xanh của Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ Dương - Nguồn: AP
Video Nga chuyển giao tàu sân bay khổng lồ cho Ấn Độ - Nguồn: Reuters
Tiến Minh