Tây Ban Nha nóng tới mức phân bốc lửa, thiêu rụi 4.000 ha rừng

Giới chức khí tượng và y tế châu Âu cảnh báo 'kịch bản tồi tệ nhất vẫn còn phía trước'. Nhiệt độ ghi nhận tại nhiều vùng ở châu Âu dự kiến sẽ vượt cột mốc 44 độ C.

Những người lính cứu hỏa tại Tây Ban Nha đang phải chiến đấu với vụ cháy rừng có quy mô lớn nhất trong khoảng 20 năm qua. Hơn 4.000 ha diện tích đất rừng và thảm thực vật bị tàn phá tại vùng Tarragona ở đông bắc nước này, giới chức chính quyền vùng Catalonia cho biết. Theo CNN, cháy rừng được cho là bắt nguồn từ phân khô tự bốc cháy và lan ra cây cối. Ảnh: Reuters.

Những người lính cứu hỏa tại Tây Ban Nha đang phải chiến đấu với vụ cháy rừng có quy mô lớn nhất trong khoảng 20 năm qua. Hơn 4.000 ha diện tích đất rừng và thảm thực vật bị tàn phá tại vùng Tarragona ở đông bắc nước này, giới chức chính quyền vùng Catalonia cho biết. Theo CNN, cháy rừng được cho là bắt nguồn từ phân khô tự bốc cháy và lan ra cây cối. Ảnh: Reuters.

Các chuyên gia lo ngại đây chỉ mới là vụ cháy lớn tự phát đầu tiên dưới ảnh hưởng của đợt sóng nhiệt lịch sử tại châu Âu, khi khối khí nóng ở phía bắc sa mạc Sahara bị hút về "lục địa già" dưới tác động của bão ngoài Đại Tây Dương và vùng khí áp thấp ở Trung Âu. Chính quyền miền Nam nước Pháp đã phát báo động đỏ về nguy cơ cháy rừng. Ảnh: Getty.

Các chuyên gia lo ngại đây chỉ mới là vụ cháy lớn tự phát đầu tiên dưới ảnh hưởng của đợt sóng nhiệt lịch sử tại châu Âu, khi khối khí nóng ở phía bắc sa mạc Sahara bị hút về "lục địa già" dưới tác động của bão ngoài Đại Tây Dương và vùng khí áp thấp ở Trung Âu. Chính quyền miền Nam nước Pháp đã phát báo động đỏ về nguy cơ cháy rừng. Ảnh: Getty.

Hơn 500 lính cứu hỏa và quân nhân đến ngày 27/6 vẫn chật vật tìm cách khống chế đám cháy tại Tarragona. Ít nhất 53 người đã được di tản khỏi nhà cửa, 5 tuyến đường được phong tỏa. Các cơ quan phòng vệ dân sự khuyến nghị người dân không đi vào vùng này nếu không có nhu cầu cấp thiết. Ảnh: AFP.

Hơn 500 lính cứu hỏa và quân nhân đến ngày 27/6 vẫn chật vật tìm cách khống chế đám cháy tại Tarragona. Ít nhất 53 người đã được di tản khỏi nhà cửa, 5 tuyến đường được phong tỏa. Các cơ quan phòng vệ dân sự khuyến nghị người dân không đi vào vùng này nếu không có nhu cầu cấp thiết. Ảnh: AFP.

Vụ cháy gây thiệt hại nặng nề về kinh tế với nhiều hộ nông dân phải bỏ nhà cửa, vườn tược và gia súc để sơ tán đến nơi an toàn. Hàng trăm con cừu của vùng đã trở thành "mồi" cho ngọn lửa. Bộ trưởng Nội vụ vùng Catalonia Miquel Buch nhận định đám cháy có quy mô lớn nhất trong vòng 20 năm qua. "Cần ý thức rõ, trong tình hình này, mọi hành động bất cẩn có thể dẫn đến thảm họa", ông nói. Ảnh: AP.

Vụ cháy gây thiệt hại nặng nề về kinh tế với nhiều hộ nông dân phải bỏ nhà cửa, vườn tược và gia súc để sơ tán đến nơi an toàn. Hàng trăm con cừu của vùng đã trở thành "mồi" cho ngọn lửa. Bộ trưởng Nội vụ vùng Catalonia Miquel Buch nhận định đám cháy có quy mô lớn nhất trong vòng 20 năm qua. "Cần ý thức rõ, trong tình hình này, mọi hành động bất cẩn có thể dẫn đến thảm họa", ông nói. Ảnh: AP.

Lãnh đạo cơ quan cứu hỏa địa phương, David Borrell, bày tỏ lo ngại trước đợt thiên tai kinh hoàng. "Địa hình tại đây vô cùng phức tạp, gây ra nhiều khó khăn, trong khi thời tiết rất bất lợi. Điều này khiến lực lượng của chúng tôi tốn rất nhiều sức lực và phải cố gắng rất nhiều nếu muốn hoàn thành các mục tiêu đặt ra", ông chia sẻ trên Catalonia Radio. Ảnh: Reuters.

Lãnh đạo cơ quan cứu hỏa địa phương, David Borrell, bày tỏ lo ngại trước đợt thiên tai kinh hoàng. "Địa hình tại đây vô cùng phức tạp, gây ra nhiều khó khăn, trong khi thời tiết rất bất lợi. Điều này khiến lực lượng của chúng tôi tốn rất nhiều sức lực và phải cố gắng rất nhiều nếu muốn hoàn thành các mục tiêu đặt ra", ông chia sẻ trên Catalonia Radio. Ảnh: Reuters.

Lực lượng cứu hỏa địa phương được huy động chỉ có 350 người. Lực lượng phản ứng khẩn cấp của quân đội Tây Ban Nha đã điều thêm 221 chuyên viên, máy bay và trực thăng cứu hỏa, xe ủi đất cùng máy móc hạng nặng đến tăng viện. Kiểm soát đám cháy là một thách thức không nhỏ trước điều kiện thời tiết gió lớn và nhiệt độ cao. Ảnh: Getty.

Lực lượng cứu hỏa địa phương được huy động chỉ có 350 người. Lực lượng phản ứng khẩn cấp của quân đội Tây Ban Nha đã điều thêm 221 chuyên viên, máy bay và trực thăng cứu hỏa, xe ủi đất cùng máy móc hạng nặng đến tăng viện. Kiểm soát đám cháy là một thách thức không nhỏ trước điều kiện thời tiết gió lớn và nhiệt độ cao. Ảnh: Getty.

Ông Miquel Buch dự báo gần 5.500 ha đất rừng và thảm thực vật sẽ bị phá hủy bởi đám cháy lịch sử. "Tình hình đang vô cùng nguy cấp. Chúng tôi lúc này thậm chí chưa thể bàn đến chuyện đám cháy đã được kiểm soát hay bước vào giai đoạn khắc phục. Lúc này chúng tôi chỉ có thể nói về việc đám cháy ngày một lớn hơn", Buch trả lời trên Catalonia Radio. Ảnh: AFP.

Ông Miquel Buch dự báo gần 5.500 ha đất rừng và thảm thực vật sẽ bị phá hủy bởi đám cháy lịch sử. "Tình hình đang vô cùng nguy cấp. Chúng tôi lúc này thậm chí chưa thể bàn đến chuyện đám cháy đã được kiểm soát hay bước vào giai đoạn khắc phục. Lúc này chúng tôi chỉ có thể nói về việc đám cháy ngày một lớn hơn", Buch trả lời trên Catalonia Radio. Ảnh: AFP.

Vụ cháy rừng lịch sử tại Tây Ban Nha xảy ra trong tuần lễ mà cả châu Âu gánh chịu đợt sóng nhiệt lịch sử vào đầu hè. Nhiệt độ ở nhiều vùng trên "lục địa già" có thể vượt mốc 40 độ C và lên đến 45 độ C. Các vùng phía nam châu Âu có thể ghi nhận mức nhiệt kỷ lục. Giới chức Pháp cảnh báo sóng nhiệt sẽ đạt tác động cực đại tại miền Nam nước này trong ngày 28/6. Ảnh: Reuters.

Vụ cháy rừng lịch sử tại Tây Ban Nha xảy ra trong tuần lễ mà cả châu Âu gánh chịu đợt sóng nhiệt lịch sử vào đầu hè. Nhiệt độ ở nhiều vùng trên "lục địa già" có thể vượt mốc 40 độ C và lên đến 45 độ C. Các vùng phía nam châu Âu có thể ghi nhận mức nhiệt kỷ lục. Giới chức Pháp cảnh báo sóng nhiệt sẽ đạt tác động cực đại tại miền Nam nước này trong ngày 28/6. Ảnh: Reuters.

Pháp đã ra báo động đỏ về nhiệt độ, lần đầu tiên kể từ khi hệ thống báo động này được sử dụng vào năm 2004. Trước đó, một đợt sóng nhiệt quét qua châu Âu được xem là nguyên nhân dẫn đến gần 15.000 ca tử vong, ghi nhận riêng tại Pháp, với phần lớn nạn nhân là người cao tuổi. Đợt sóng nhiệt năm 2003 kéo dài gần một tháng, tạo ra mùa hè nóng nhất lịch sử châu Âu từ năm 1540. Ảnh: Reuters.

Pháp đã ra báo động đỏ về nhiệt độ, lần đầu tiên kể từ khi hệ thống báo động này được sử dụng vào năm 2004. Trước đó, một đợt sóng nhiệt quét qua châu Âu được xem là nguyên nhân dẫn đến gần 15.000 ca tử vong, ghi nhận riêng tại Pháp, với phần lớn nạn nhân là người cao tuổi. Đợt sóng nhiệt năm 2003 kéo dài gần một tháng, tạo ra mùa hè nóng nhất lịch sử châu Âu từ năm 1540. Ảnh: Reuters.

Nhiệt độ tại Italy cũng được dự báo sẽ vượt mốc 40 độ C, đặc biệt tại các vùng miền Trung và miền Nam "đất nước hình chiếc ủng". Một số thành phố lớn, trong đó có thủ đô Rome, đã đăng cảnh báo nhiệt độ ở mức cao nhất. Ảnh: Reuters.

Nhiệt độ tại Italy cũng được dự báo sẽ vượt mốc 40 độ C, đặc biệt tại các vùng miền Trung và miền Nam "đất nước hình chiếc ủng". Một số thành phố lớn, trong đó có thủ đô Rome, đã đăng cảnh báo nhiệt độ ở mức cao nhất. Ảnh: Reuters.

Bộ trưởng Y tế Pháp Agnes Buzyn bày tỏ lo ngại khi phần lớn người dân không nhận thức nghiêm túc về các cảnh báo sức khỏe, dù số cuộc gọi đến các đơn vị cấp cứu ngày một nhiều trong tuần này. "Chúng tôi nhìn thấy nhiều công dân vẫn còn vô trách nhiệm, thậm chí chạy bộ giữa trưa đến 14h", bà Buzyn cũng chỉ trích những trường hợp phụ huynh bỏ trẻ nhỏ trong ôtô rồi thản nhiên đi mua sắm. Ảnh: Reuters.

Bộ trưởng Y tế Pháp Agnes Buzyn bày tỏ lo ngại khi phần lớn người dân không nhận thức nghiêm túc về các cảnh báo sức khỏe, dù số cuộc gọi đến các đơn vị cấp cứu ngày một nhiều trong tuần này. "Chúng tôi nhìn thấy nhiều công dân vẫn còn vô trách nhiệm, thậm chí chạy bộ giữa trưa đến 14h", bà Buzyn cũng chỉ trích những trường hợp phụ huynh bỏ trẻ nhỏ trong ôtô rồi thản nhiên đi mua sắm. Ảnh: Reuters.

Giới chức nhiều thành phố lớn ở châu Âu cũng cảnh báo người dân về các nguy cơ sức khỏe do sốc nhiệt nếu tắm nước lạnh đột ngột tại ao hồ và sông ngòi. Đã có ít nhất bốn trường hợp tại châu Âu tử vong do trụy tim hoặc bệnh lý khác xảy ra khi nạn nhân bơi dưới thời tiết nóng. Ảnh: Reuters.

Giới chức nhiều thành phố lớn ở châu Âu cũng cảnh báo người dân về các nguy cơ sức khỏe do sốc nhiệt nếu tắm nước lạnh đột ngột tại ao hồ và sông ngòi. Đã có ít nhất bốn trường hợp tại châu Âu tử vong do trụy tim hoặc bệnh lý khác xảy ra khi nạn nhân bơi dưới thời tiết nóng. Ảnh: Reuters.

Lê Thanh

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/tay-ban-nha-nong-toi-muc-phan-boc-lua-thieu-rui-4000-ha-rung-post961328.html