Tây Ninh gắn phát triển sản phẩm truyền thống với phát triển du lịch

Tây Ninh xây dựng mô hình kinh doanh đặc sản quà tặng thành chuỗi giá trị trong việc khai thác, thu hút và phát triển du lịch nhằm thu hút ngày càng đông du khách đến với Tây Ninh.

Đặc sản và hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Du khách ngày càng nâng cao nhu cầu về cơ hội trải nghiệm nhiều hơn những nét văn hóa của vùng đất mình đi qua, đặc biệt là tìm hiểu văn hóa thông qua đặc sản địa phương.

Mãng cầu Bà Đen ở Tây Ninh là một trong những thức quả ngon được rất nhiều du khách ưa chuộng. Quả có nhiều thịt, dai, ngọt, ít hạt, được trồng ở khu vực xung quanh chân núi Bà Đen, nơi có thổ nhưỡng, khí hậu đặc biệt.

Thời gian qua, nhiều người trồng mãng cầu phấn khởi vì giá cao, không đủ số lượng để cung cấp cho thị trường. Có ý kiến cho rằng, do lượng khách du lịch đến Tây Ninh tham quan tăng đột biến nên nhu cầu mua mãng cầu tăng dẫn đến “cháy hàng”.

 Mãng cầu trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại vườn nhà ông Chiêu (Tây Ninh)

Mãng cầu trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại vườn nhà ông Chiêu (Tây Ninh)

 Trước đây, tỉnh Tây Ninh là nguồn gốc của đạo Cao Đài, bởi vậy mỗi dịp rằm tháng Giêng hay rằm tháng 8, du khách thập phương đi lễ, tụ họp ở tòa thánh rất đông. Họ chủ yếu là những người ăn chay, vì vậy muối ớt là không thể thiếu.

Trước đây, tỉnh Tây Ninh là nguồn gốc của đạo Cao Đài, bởi vậy mỗi dịp rằm tháng Giêng hay rằm tháng 8, du khách thập phương đi lễ, tụ họp ở tòa thánh rất đông. Họ chủ yếu là những người ăn chay, vì vậy muối ớt là không thể thiếu.

 Muối ớt Tây Ninh được ăn kèm với nhiều loại hoa quả rất ngon

Muối ớt Tây Ninh được ăn kèm với nhiều loại hoa quả rất ngon

Một tiểu thương phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh, cho biết, từ trước tết đến nay, việc thu mua mãng cầu từ các nhà vườn rất khó, có khi không có hàng. Theo chị, do các vườn đã bị thương lái thu mua hết, nên tiểu thương đành phải mua hàng từ thương lái. Những lúc cao điểm, thương lái bán ra giá cao dẫn đến giá mãng cầu tăng.

Sau mùa dịch Covid-19, diện tích mãng cầu đã giảm rõ rệt do người dân đốn hạ để chuyển sang trồng các loại cây trồng ngắn ngày khác. Diện tích trồng giảm dẫn đến nguồn cung giảm.

Ông Nguyễn Thế Tân - Giám đốc Công ty CP Natani cho rằng, thời gian qua, nông dân trồng mãng cầu theo kiểu tự phát, dẫn đến việc thu hoạch, bán sản phẩm phụ thuộc vào thị trường, giá cả bấp bênh… Theo ông Tân, hiện nay, mãng cầu có giá cao, nhiều người dân ở các địa phương khác chọn trồng mãng cầu, đến lúc nguồn cung quá nhiều, không đạt chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến đặc sản tỉnh nhà.

Để quảng bá sản phẩm muối ớt của cơ sở đến du khách, anh Vũ Quang Nam, chủ cơ sở chế biến muối ớt Hải (thị xã Hòa Thành) đầu tư xây dựng trạm nghỉ chân trên tuyến đường 784, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu.

Được biết, từ tết đến nay, du khách ghé trạm nghỉ chân muối ớt Hải mua đặc sản tăng. Không ít đoàn yêu cầu điểm nghỉ chân chế biến muối ớt tại chỗ để họ được chứng kiến. Khi du khách chứng kiến quy trình chế biến muối ớt đã rất hào hứng muốn mua sản phẩm ngay, nên sản phẩm bán ra ngày càng tăng.

Du lịch Tây Ninh phát triển từ những đặc sản sẵn có từ địa phương là điều đáng mừng, góp phần đưa kinh tế tỉnh nhà đi lên. Do đó, xây dựng mô hình kinh doanh đặc sản quà tặng thành chuỗi giá trị trong việc khai thác, thu hút và phát triển du lịch nhằm bảo đảm tính ổn định chất lượng của sản phẩm là rất quan trọng.

Cùng với đó, xây dựng các cửa hàng kinh doanh đặc sản quà tặng có vị trí thuận tiện, dễ tìm kiếm để du khách có thể mua làm quà mỗi khi đến Tây Ninh. Việc phát triển sản phẩm truyền thống với phát triển du lịch là hướng đi đúng đắn của Tây Ninh, tin rằng trong năm 2023 Tây Ninh sẽ là điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/tay-ninh-gan-phat-trien-san-pham-truyen-thong-voi-phat-trien-du-lich-post237857.html