Tẩy tế bào chết cho các loại da đúng cách

Các bác sĩ da liễu khuyến cáo nên tẩy tế bào chết thường xuyên để loại bỏ lớp tế bào sừng hóa và bụi bẩn bám trên da, làm da thông thoáng. Tuy nhiên nếu tẩy tế bào chết cho da mặt sai cách sẽ dẫn đến không có hiệu quả, thậm chí là làm tổn thương da. Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia về công dụng và các quy trình tẩy tế bào chết cho các loại da đúng cách.

Theo cơ chế sinh học của da, các tế bào hóa sừng trên cùng sẽ chết đi và được thay mới bởi các tế bào lớp dưới. Nhưng khi lớp sừng này hết vai trò đáng lẽ phải bong ra, nhưng thực tế chúng không dễ dàng bong ra được bởi giữa chúng có một lớp “chất dính” giữ chúng lại. Nếu da không được tẩy tế bào chết thường xuyên thì các tế bào chết này đóng tầng tầng lớp lớp như vỏ cây lâu năm, các lớp vỏ bên ngoài dày sù sì.

Tẩy da chết là gì?

Tẩy da chết là loại bỏ các tế bào chết khỏi lớp trên cùng của da. Bác sĩ da liễu Avnee Shah cho biết, bằng cách loại bỏ lớp bụi bẩn khỏi da, tẩy da chết làm sáng da, giúp các sản phẩm chăm sóc da hoạt động hiệu quả hơn.

Các tế bào da chết có thể tích tụ và làm tắc nghẽn lỗ chân lông, vì thế việc tẩy tế bào chết rất quan trọng, nó giúp làn da mềm mại hơn và giảm nguy cơ bị mụn trứng cá. Bên cạnh đó, việc tẩy da chết sẽ giúp quá trình tái tạo tế bào da tiếp tục diễn ra, đồng thời ngăn ngừa làn da bị xỉn màu.

Ảnh minh họa. Ảnh: Pexels

Ảnh minh họa. Ảnh: Pexels

Có hai loại tẩy da chết

Cơ học: Tẩy da chết cơ học thường sử dụng một công cụ (chẳng hạn như bàn chải, khăn lau…) hoặc dụng cụ chà mặt để loại bỏ các tế bào da chết một cách vật lý. Bác sĩ Shah nói, nếu bạn tẩy da chết cơ học, hạt càng mịn thì càng tốt cho da vì chúng ít bị mài mòn hơn.

Khi sử dụng, chúng ta có thể lựa chọn các sản phẩm thiên nhiên, các loại mỹ phẩm organic, dược mỹ phẩm… hoặc sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên có sẵn như đường đen, muối biển, yến mạch, bột matcha, cám gạo… giúp tẩy da chết một cách an toàn nhất.

Hóa học: Tẩy tế bào chết hóa học sử dụng axit alpha hydroxy (AHA) – hoặc axit beta hydroxy (BHA) để làm đứt gãy các liên kết kết dính các lớp tế bào. Theo Bác sĩ Shah, retinoids cũng có thể được coi là chất tẩy tế bào chết, vì chúng cũng có tác dụng tăng cường tái tạo tế bào. “Nếu mọi người đang sử dụng retinoids thì không cần phải sử dụng thêm sản phẩm tẩy tế bào chết khác nữa” – Bác sĩ Shah chia sẻ.

Ngày nay các bác sĩ da liễu đang khuyến nghị tẩy da chết hóa học nhiều hơn các phương pháp cơ học, vì tẩy tế bào chết cơ học có khả năng tạo ra những vết rách nhỏ trên da.

Ảnh minh họa. Ảnh: Pexels

Ảnh minh họa. Ảnh: Pexels

Thời gian tẩy tế bào chết theo từng loại da

Khi nào bạn nên bỏ qua việc tẩy da chết?

Nếu bạn đang bị mụn, bạn nên tránh các phương pháp tẩy da chết cơ học có tính mài mòn. Khi bị mụn nang hoặc mụn trứng cá mãn tính, da của bạn đã bị viêm. Vì vậy, việc kích thích thêm bằng các chất tẩy da chết mạnh hơn có thể để lại các vết thâm được gọi là chứng tăng sắc tố sau viêm.

Bác sĩ Shah cho biết thêm, các vết này thậm chí có thể tồn tại lâu hơn (và xảy ra thường xuyên hơn) ở những người có làn da rám nắng đến sẫm màu.

Những thời điểm khác bạn nên ngừng tẩy da chết: khi bạn có bất kỳ vết cắt hoặc vết thương hở nào trên mặt, nếu bạn bị nhiễm trùng trên mặt như mụn rộp (nó sẽ lan rộng) hoặc nếu bạn bị cháy nắng.

Ảnh minh họa. Ảnh: Pexels

Ảnh minh họa. Ảnh: Pexels

Các bước tẩy da chết

Tẩy da chết cơ học

Sử dụng một chiếc bàn chải sạch hoặc sản phẩm tẩy tế bào chết, di chuyển theo những đường tròn, nhỏ, nhẹ nhàng xung quanh khuôn mặt của bạn.
Rửa sạch bằng nước ấm
Lau khô mặt và thoa kem dưỡng ẩm.

Tẩy da chết hóa học

Lấy một lượng sản phẩm tẩy da chết hóa học và thoa nhẹ nhàng lên da theo chuyển động tròn, nhỏ sau khi rửa mặt.
Làm theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm bạn đang dùng về thời gian nên đợi trước khi rửa sạch mặt.
Rửa sạch mặt bằng nước ấm.
Lau khô mặt và thoa kem dưỡng ẩm.

Trên đây là những kiến thức, lời khuyên của TS.BS Avnee Shah về công dụng và các quy trình tẩy tế bào chết cho các loại da khác nhau. Có thể thấy tẩy tế bào chết đúng cách là một thói quen có lợi và là một trong những bước chăm sóc da không thể thiếu để có làn da khỏe đẹp.

Theo Women’s Health

Nhã Lý

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/tay-te-bao-chet-cho-cac-loai-da-dung-cach/