'Té nước' theo xăng, dầu ăn tăng giá mạnh

Sau ít nhất 7 lần điều chỉnh giá xăng thì đến nay các mặt hàng thiết yếu trong gia đình đều tăng giá tối thiểu từ 1.000 - 2.000 đồng/sản phẩm, tăng mạnh nhất là dầu ăn.

Để bạn đọc có cái nhìn khách quan trước tình trạng các mặt hàng thiết yếu tăng giá sau nhiều lần điều chỉnh giá xăng dầu, phóng viên đã có cuộc khảo sát nhanh tại một số cửa hàng tạp hóa trên địa bàn TP Hà Nội và 1 số tỉnh lân cận.

Kết quả khảo sát cho thấy, các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu trong gia đình đều tăng giá tối thiểu từ 1.000 - 15.000 đồng/sản phẩm.

Theo chị Hoa - chủ cửa hàng tạp hóa tại đường Vạn Phúc (Hà Đông), sản phẩm tăng giá nhiều nhất là dầu ăn, với mức tăng một gấp đôi giá nhập so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.. Ảnh: Mỹ Duyên

Theo chị Hoa - chủ cửa hàng tạp hóa tại đường Vạn Phúc (Hà Đông), sản phẩm tăng giá nhiều nhất là dầu ăn, với mức tăng một gấp đôi giá nhập so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.. Ảnh: Mỹ Duyên

Trao đổi nhanh với phóng viên, bà Nguyễn Minh Phượng (45 tuổi) - tiểu thương ở xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình) cho biết: “Sản phẩm tăng giá mạnh nhất là dầu ăn".

Theo chị Phượng: "Cách đây gần 1 năm, khi giá xăng dầu chưa có sự điều chỉnh theo hướng tăng lên, tôi nhập một thùng carton chứa 2 can dầu ăn loại 10 lít chỉ có giá là 375.000 đồng/thùng nhưng ở thời điểm hiện tại, giá nhập đã lên đến gần 700.000 đồng/thùng”.

Chị Hoa (35 tuổi) - chủ cửa hàng tạp hóa trên đường Vạn Phúc (Hà Đông) cho biết, hiện nay, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đều tăng từ 10 - 15%. Giá bán tăng cao, khiến người dân càng “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu.

Lý giải về tình trạng hầu hết các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đều tăng mạnh, chị Hoa cho hay, giá xăng dầu tăng kéo theo các loại chi phí như sản xuất, vận chuyển, giá thành nguyên liệu tăng nên việc tăng giá trên từng sản phẩm là điều hiển nhiên.

Theo chị Hoa, từ khi giá xăng dầu tăng, giá dầu ăn cũng điều chỉnh giá, tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/2 lít, tùy loại. Ảnh: Mỹ Duyên

Theo chị Hoa, từ khi giá xăng dầu tăng, giá dầu ăn cũng điều chỉnh giá, tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/2 lít, tùy loại. Ảnh: Mỹ Duyên

Theo chị Hoa, sản phẩm tăng cao nhất phải kể đến là dầu ăn. Tiếp đó là nước mắm tăng 3.000 - 5.000 đồng/lít, mì chính (bột ngọt) tăng 7.000 - 10.000 đồng/kg, đường cát trắng tăng 3.000 - 5.000 đồng/kg… tùy loại và hãng sản xuất.

“Là người kinh doanh hàng tạp hóa đã lâu năm, tôi mong muốn giá cả sẽ sớm bình ổn trở lại để công việc bán hàng được thuận lợi hơn, còn người dân không phải “đau đầu” về bài toán chi tiêu hằng ngày nữa”, chị Hoa cho hay.

Là người phụ trách việc chi tiêu trong gia đình gồm 6 người (ba thế hệ), chị Khánh Linh (43 tuổi) không tránh khỏi sự lo lắng khi giá các mặt hàng thiết yếu tăng giá.

Vì phải tiết kiệm chi tiêu để dự phòng mùa dịch, căn bếp chị Khánh Linh cũng đơn giản. Ảnh: Mỹ Duyên

Vì phải tiết kiệm chi tiêu để dự phòng mùa dịch, căn bếp chị Khánh Linh cũng đơn giản. Ảnh: Mỹ Duyên

Chị Linh chia sẻ: “Chỉ vừa qua 2 tháng, tôi vào siêu thị mua dầu ăn loại 2 lít có giá 117.000 đồng, bây giờ, mặt hàng ấy đã có giá niêm yết lên đến 127.000 đồng. Không chỉ sản phẩm khác sử dụng trong nhà bếp tăng theo mà mua một bó rau ngải cứu ngoài chợ cũng tăng từ 5.000 đồng lên đến 12.000 đồng".

Do đó, ngoài khoản dự phòng cho các thành viên trong gia đình trong điều trị bệnh, ứng phó với COVID-19 gia đình, chị Linh phải dành thêm một khoản khác để chi thêm khi hàng hóa tăng giá".

Cũng theo chị Linh: “Thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng vẫn giữ nguyên trong khi các khoản chi tiêu cần nhiều hơn, tôi buộc phải thắt chặt chi tiêu bằng cách mỗi lần đi chợ hay siêu thị. Thay vì mua số lượng đủ dùng trong ngày hoặc một giai đoạn nhất định thì tôi tận dụng các chương trình khuyến mại, ưu đãi để mong giá thành sẽ rẻ hơn”.

Vì giá dầu ăn tăng, anh Khắc Tiệp đã suy nghĩ đến việc lựa chọn sản phẩm giá rẻ hơn hoặc thay thế một phần mỡ động vật để tiết kiệm chi phí . Ảnh: Hồ Thành

Vì giá dầu ăn tăng, anh Khắc Tiệp đã suy nghĩ đến việc lựa chọn sản phẩm giá rẻ hơn hoặc thay thế một phần mỡ động vật để tiết kiệm chi phí . Ảnh: Hồ Thành

Tương tự, với anh Khắc Tiệp (40 tuổi) chủ quán cơm bình dân trên đường Chiến Thắng (Hà Đông), hàng tiêu dùng thiết yếu như dầu ăn, nước mắm, gia vị... là thứ không thể thiếu trong không gian bếp.

Anh Tiệp cho biết: “Bình thường can dầu ăn 5 lít tôi sử dụng trong 1 tuần nhưng bây giờ giá tăng dầu ăn nhỉnh, kéo theo giá nguyên liệu đầu vào tăng. Trong khi đó, tôi chưa thể tăng giá các món ăn quá nhiều. Tôi suy nghĩ đến việc lựa chọn sản phẩm giá rẻ hơn hoặc sử dụng một phần mỡ động vật thay thế để tiết kiệm chi phí”.

Hồ Thành - Mỹ Duyên

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/te-nuoc-theo-xang-dau-an-tang-gia-manh-172220322105844629.htm