Tên gọi Bạc Liêu có ý nghĩa gì?

Bạc Liêu những năm gần đây trở nên nổi bật hơn trên bản đồ du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều địa điểm thu hút du khách.

Theo Cổng TTĐT Bạc Liêu, danh xưng Bạc Liêu đọc theo tiếng Trung, giọng Triều Châu là Pô Léo, nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô phát âm theo tiếng Hán Việt là "Bạc", Léo phát âm là "Liêu". Hiện có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc tên gọi Bạc Liêu, trong đó cách giải thích trên là phổ biến hơn cả.

Theo Cổng TTĐT Bạc Liêu, danh xưng Bạc Liêu đọc theo tiếng Trung, giọng Triều Châu là Pô Léo, nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô phát âm theo tiếng Hán Việt là "Bạc", Léo phát âm là "Liêu". Hiện có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc tên gọi Bạc Liêu, trong đó cách giải thích trên là phổ biến hơn cả.

Quảng trường Hùng Vương nằm ngay trung tâm TP Bạc Liêu, được công nhận là địa điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có nhiều công trình thu hút du khách check-in như "nhà hát 3 nón lá", biểu tượng đờn kìm cách điệu, được nâng đỡ trên 5 cánh sen, biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu - Ninh Bình...

Quảng trường Hùng Vương nằm ngay trung tâm TP Bạc Liêu, được công nhận là địa điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có nhiều công trình thu hút du khách check-in như "nhà hát 3 nón lá", biểu tượng đờn kìm cách điệu, được nâng đỡ trên 5 cánh sen, biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu - Ninh Bình...

Đặt tại quảng trường Hùng Vương, công trình biểu tượng 3 dân tộc tỉnh Bạc Liêu muốn nhắc đến 3 dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất này, là Kinh, Khmer, Hoa. Với thiết kế gồm 3 khối tượng cách điệu, gắn kết, vươn cao 9 m, trên biểu tượng có khắc những số liệu, mốc thời gian liên quan đến lịch sử hình thành, phát triển Bạc Liêu.

Đặt tại quảng trường Hùng Vương, công trình biểu tượng 3 dân tộc tỉnh Bạc Liêu muốn nhắc đến 3 dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất này, là Kinh, Khmer, Hoa. Với thiết kế gồm 3 khối tượng cách điệu, gắn kết, vươn cao 9 m, trên biểu tượng có khắc những số liệu, mốc thời gian liên quan đến lịch sử hình thành, phát triển Bạc Liêu.

Nhà thờ Tắc Sậy nằm ở thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, còn được người dân quen gọi là nhà thờ Cha Diệp. Đây là địa chỉ hành hương nổi tiếng của Bạc Liêu, thu hút đông tín đồ và du khách tìm đến thăm viếng.

Nhà thờ Tắc Sậy nằm ở thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, còn được người dân quen gọi là nhà thờ Cha Diệp. Đây là địa chỉ hành hương nổi tiếng của Bạc Liêu, thu hút đông tín đồ và du khách tìm đến thăm viếng.

Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu là một điểm đến thú vị ở TP Bạc Liêu. Tại đây, du khách có thể tìm hiểu một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của đất phương Nam, tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của nhạc sĩ Cao Văn Lầu cùng bản "Dạ cổ hoài lang" nổi tiếng.

Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu là một điểm đến thú vị ở TP Bạc Liêu. Tại đây, du khách có thể tìm hiểu một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của đất phương Nam, tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của nhạc sĩ Cao Văn Lầu cùng bản "Dạ cổ hoài lang" nổi tiếng.

Đến Bạc Liêu, nhiều du khách không quên ghé thăm khu nhà công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, nhân vật giàu có nổi tiếng một thời với những giai thoại ly kỳ. Công trình được xây dựng vào năm 1919 với kiến trúc phương Tây sang trọng. Nhà hiện là nơi trưng bày một số hình ảnh tư liệu, lưu giữ các món đồ cổ quý...

Đến Bạc Liêu, nhiều du khách không quên ghé thăm khu nhà công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, nhân vật giàu có nổi tiếng một thời với những giai thoại ly kỳ. Công trình được xây dựng vào năm 1919 với kiến trúc phương Tây sang trọng. Nhà hiện là nơi trưng bày một số hình ảnh tư liệu, lưu giữ các món đồ cổ quý...

Xiêm Cán là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của người Khmer tại TP Bạc Liêu. Tên khác của chùa là Komphir Sakor Prêchru. Đây không chỉ là nơi thờ phụng tu hành của tín đồ Phật giáo Nam tông, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi diễn ra các lễ hội truyền thống của người Khmer.

Xiêm Cán là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của người Khmer tại TP Bạc Liêu. Tên khác của chùa là Komphir Sakor Prêchru. Đây không chỉ là nơi thờ phụng tu hành của tín đồ Phật giáo Nam tông, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi diễn ra các lễ hội truyền thống của người Khmer.

Theo Song Phúc/Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ten-goi-bac-lieu-co-y-nghia-gi-1410647.html