Tên lửa chống radar Kh-31PD gây ác mộng cho phòng không Ukraine

Tên lửa chống radar Kh-31PD được Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phá hủy các trạm radar của Ukraine đã cho thấy hiệu quả cao, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.

Các máy bay chiến đấu Su-35 và Su-30SM của Nga trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt đã sử dụng tên lửa chống radar tốc độ cao Kh-31PD do Tổng công ty vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV) sản xuất để tiêu diệt radar của đối phương.

Các máy bay chiến đấu Su-35 và Su-30SM của Nga trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt đã sử dụng tên lửa chống radar tốc độ cao Kh-31PD do Tổng công ty vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV) sản xuất để tiêu diệt radar của đối phương.

Theo người đại diện của KTRV, trong quá trình tác chiến, tên lửa Kh-31PD đã cho thấy hiệu suất trúng đích cao lên tới 98%. Nói một cách tương đối, trong số 100 tên lửa đã phóng, có 98 quả trúng mục tiêu.

Theo người đại diện của KTRV, trong quá trình tác chiến, tên lửa Kh-31PD đã cho thấy hiệu suất trúng đích cao lên tới 98%. Nói một cách tương đối, trong số 100 tên lửa đã phóng, có 98 quả trúng mục tiêu.

"Đối với cuộc tấn công nhằm vào những mục tiêu của Lực lượng vũ trang Ukraine, hàng chục tên lửa chống radar không đối đất do KTRV sản xuất đã được sử dụng. Hầu như tất cả chúng đều bắn trúng mục tiêu", hãng tin TASS cho biết.

"Đối với cuộc tấn công nhằm vào những mục tiêu của Lực lượng vũ trang Ukraine, hàng chục tên lửa chống radar không đối đất do KTRV sản xuất đã được sử dụng. Hầu như tất cả chúng đều bắn trúng mục tiêu", hãng tin TASS cho biết.

Theo thông báo trước đó của Bộ Quốc phòng Nga, các máy bay chiến đấu thuộc Lực lượng Hàng không vũ trụ khi xuất kích làm nhiệm vụ bắt buộc phải mang theo tên lửa chống radar Kh-31PD, bởi tiêu diệt radar đối phương là một trong những nhiệm vụ ưu tiên.

Theo thông báo trước đó của Bộ Quốc phòng Nga, các máy bay chiến đấu thuộc Lực lượng Hàng không vũ trụ khi xuất kích làm nhiệm vụ bắt buộc phải mang theo tên lửa chống radar Kh-31PD, bởi tiêu diệt radar đối phương là một trong những nhiệm vụ ưu tiên.

Không có gì ngạc nhiên khi người Mỹ cũng có quan điểm như vậy, họ đã cung cấp cho lực lượng vũ trang Ukraine tên lửa chống radar HARM, điều chỉnh các máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine để có thể phóng vũ khí trên.

Không có gì ngạc nhiên khi người Mỹ cũng có quan điểm như vậy, họ đã cung cấp cho lực lượng vũ trang Ukraine tên lửa chống radar HARM, điều chỉnh các máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine để có thể phóng vũ khí trên.

Bây giờ, các máy bay chiến đấu Ukraine với tên lửa HARM đang đang săn lùng các hệ thống phòng không của Nga làm nhiệm vụ bảo vệ những đối tượng quan trọng, và tên lửa Kh-31PD chính là câu trả lời của Moskva.

Bây giờ, các máy bay chiến đấu Ukraine với tên lửa HARM đang đang săn lùng các hệ thống phòng không của Nga làm nhiệm vụ bảo vệ những đối tượng quan trọng, và tên lửa Kh-31PD chính là câu trả lời của Moskva.

Cần nhắc lại, tên lửa Kh-31 được Liên Xô phát triển từ cuối thập niên 1970 với mục tiêu cho ra đời loại đạn hàng không diệt radar có thể đối phó với những khí tài tối tân của Mỹ khi đó như tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot và lá chắn Aegis.

Cần nhắc lại, tên lửa Kh-31 được Liên Xô phát triển từ cuối thập niên 1970 với mục tiêu cho ra đời loại đạn hàng không diệt radar có thể đối phó với những khí tài tối tân của Mỹ khi đó như tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot và lá chắn Aegis.

Nguyên mẫu tên lửa chống radar Kh-31 đầu tiên được phóng thử năm 1982 và đưa vào biên chế vào năm 1988. Phiên bản hoàn chỉnh đầu tiên mang đầu dò thụ động chuyên diệt radar mang định danh Kh-31P.

Nguyên mẫu tên lửa chống radar Kh-31 đầu tiên được phóng thử năm 1982 và đưa vào biên chế vào năm 1988. Phiên bản hoàn chỉnh đầu tiên mang đầu dò thụ động chuyên diệt radar mang định danh Kh-31P.

Tiếp đó là biến thể chống hạm với đầu dò radar chủ động được gọi là Kh-31A. Cả hai phiên bản đều có tên định danh Krypton, được công khai năm 1991, không lâu trước khi Liên Xô tan rã.

Tiếp đó là biến thể chống hạm với đầu dò radar chủ động được gọi là Kh-31A. Cả hai phiên bản đều có tên định danh Krypton, được công khai năm 1991, không lâu trước khi Liên Xô tan rã.

Mọi biến thể tên lửa Kh-31 đều dùng tầng đẩy sơ cấp để đạt tốc độ vượt âm, sau đó kích hoạt động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) để duy trì vận tốc siêu thanh Mach 3,5 trên toàn hành trình.

Mọi biến thể tên lửa Kh-31 đều dùng tầng đẩy sơ cấp để đạt tốc độ vượt âm, sau đó kích hoạt động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) để duy trì vận tốc siêu thanh Mach 3,5 trên toàn hành trình.

Kh-31P bay ở độ cao lớn để bám theo tín hiệu radar đối phương, cho phép nó đạt tốc độ hơn 4.300 km/h và tầm bắn 110 km. Tính năng kỹ chiến thuật của Kh-31P được đánh giá tương đương AGM-88 HARM của Mỹ.

Kh-31P bay ở độ cao lớn để bám theo tín hiệu radar đối phương, cho phép nó đạt tốc độ hơn 4.300 km/h và tầm bắn 110 km. Tính năng kỹ chiến thuật của Kh-31P được đánh giá tương đương AGM-88 HARM của Mỹ.

Các phiên bản hiện đại hóa Kh-31P của Nga hiện nay như Kh-31PD có thể đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách 160 - 250 km, tuy nhiên cự ly hiệu quả thì không tăng lên nhiều do phụ thuộc vào tầm bắt sóng radar của đầu dò.

Các phiên bản hiện đại hóa Kh-31P của Nga hiện nay như Kh-31PD có thể đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách 160 - 250 km, tuy nhiên cự ly hiệu quả thì không tăng lên nhiều do phụ thuộc vào tầm bắt sóng radar của đầu dò.

Tên lửa Kh-31PD được coi là một trong những vũ khí chiến thuật nguy hiểm nhất đối với các khẩu đội tên lửa phòng không, bao gồm cả hệ thống S-300 tầm xa của Ukraine.

Tên lửa Kh-31PD được coi là một trong những vũ khí chiến thuật nguy hiểm nhất đối với các khẩu đội tên lửa phòng không, bao gồm cả hệ thống S-300 tầm xa của Ukraine.

Loại đạn không đối đất này có thể được Nga triển khai từ các máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 hoặc Su-34, tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30SM hoặc Su-35S.

Loại đạn không đối đất này có thể được Nga triển khai từ các máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 hoặc Su-34, tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30SM hoặc Su-35S.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ten-lua-chong-radar-kh-31pd-gay-ac-mong-cho-phong-khong-ukraine-post519969.antd