Tên lửa chống tăng TOW-2A: 'Ác mộng kinh hoàng' của xe tăng Syria và Thổ Nhĩ Kỳ

Được đưa vào trong biên chế của Quân đội Mỹ từ năm 1972, gần một nửa thập kỷ qua, tên lửa chống tăng TOW vẫn là vũ khí chống tăng chính của quân đội Mỹ, và hiện nay TOW là cơn ác mộng của lực lượng tăng, thiết giáp của Quân đội chính phủ Syria cũng như Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Tên lửa chống tăng hạng nặng dẫn đường bằng dây TOW-2A, được sản xuất bởi Công ty Raytheon Systems; đây là phương tiện chống tăng chủ yếu được trang bị cho các đơn vị bộ binh, bộ binh cơ giới, đổ bộ đường không, thủy quân lục chiến; có nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, cơ giới; các mục tiêu điểm như công sự kiên cố, hỏa điểm…

Tên lửa chống tăng hạng nặng dẫn đường bằng dây TOW-2A, được sản xuất bởi Công ty Raytheon Systems; đây là phương tiện chống tăng chủ yếu được trang bị cho các đơn vị bộ binh, bộ binh cơ giới, đổ bộ đường không, thủy quân lục chiến; có nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, cơ giới; các mục tiêu điểm như công sự kiên cố, hỏa điểm…

Ngoài biên chế cho quân đội Mỹ, tên lửa TOW đang có mặt trong biên chế của 40 lực lượng vũ trang trên thế giới; được tích hợp trên hơn 15.000 phương tiện cơ giới mặt đất, trực thăng vũ trang và cả các tàu xuồng chiến đấu loại nhỏ.

Ngoài biên chế cho quân đội Mỹ, tên lửa TOW đang có mặt trong biên chế của 40 lực lượng vũ trang trên thế giới; được tích hợp trên hơn 15.000 phương tiện cơ giới mặt đất, trực thăng vũ trang và cả các tàu xuồng chiến đấu loại nhỏ.

Từ khi đưa vào biên chế đến nay, đã có 700.000 tên lửa TOW được sản xuất. Các phiên bản sản xuất hiện tại bao gồm: TOW-2A, được đưa vào sản xuất năm 1987; TOW-2B được đưa vào sản xuất vào năm 1991; ngoài ra còn có các bản nâng cấp TOW-2B Aero (phiên bản phóng từ máy bay), TOW-2A bunker (phiên bản phá công sự kiên cố).

Từ khi đưa vào biên chế đến nay, đã có 700.000 tên lửa TOW được sản xuất. Các phiên bản sản xuất hiện tại bao gồm: TOW-2A, được đưa vào sản xuất năm 1987; TOW-2B được đưa vào sản xuất vào năm 1991; ngoài ra còn có các bản nâng cấp TOW-2B Aero (phiên bản phóng từ máy bay), TOW-2A bunker (phiên bản phá công sự kiên cố).

Tên lửa TOW hiện nay là những phiên bản đã được cải tiến nhiều lần, so với phiên bản ban đầu; đây cũng là lý do loại tên lửa này vẫn chưa bị lạc hậu, mặc dù ra đời đến nay đã hơn nửa thế kỷ (nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên vào năm 1963).

Tên lửa TOW hiện nay là những phiên bản đã được cải tiến nhiều lần, so với phiên bản ban đầu; đây cũng là lý do loại tên lửa này vẫn chưa bị lạc hậu, mặc dù ra đời đến nay đã hơn nửa thế kỷ (nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên vào năm 1963).

Những cải tiến quan trọng là cơ cấu dẫn đường và đầu đạn, do vậy tên lửa vẫn có thể tiêu diệt được những loại xe tăng có vỏ giáp nâng cấp như T-90 của Nga hoặc Leopard-2A4 của Đức tại chiến trường Syria gần đây.

Những cải tiến quan trọng là cơ cấu dẫn đường và đầu đạn, do vậy tên lửa vẫn có thể tiêu diệt được những loại xe tăng có vỏ giáp nâng cấp như T-90 của Nga hoặc Leopard-2A4 của Đức tại chiến trường Syria gần đây.

Tên lửa TOW là loại tên lửa chống tăng thế hệ 2 đầu tiên trên thế giới, sử dụng phương pháp dẫn đường bán tự động (SACLOS); trắc thủ chỉ cần đưa đường tin chữ thập của kính ngắm chập vào mục tiêu và giữ nguyên khi tên lửa trúng mục tiêu; nếu mục tiêu di động, trắc thủ dùng máy tầm, hướng của bệ phóng, điều chỉnh kính ngắm luôn trên mục tiêu.

Tên lửa TOW là loại tên lửa chống tăng thế hệ 2 đầu tiên trên thế giới, sử dụng phương pháp dẫn đường bán tự động (SACLOS); trắc thủ chỉ cần đưa đường tin chữ thập của kính ngắm chập vào mục tiêu và giữ nguyên khi tên lửa trúng mục tiêu; nếu mục tiêu di động, trắc thủ dùng máy tầm, hướng của bệ phóng, điều chỉnh kính ngắm luôn trên mục tiêu.

Đầu đạn tên lửa theo nguyên lý nổ lõm, dùng thuốc nổ mạnh (HEAT); ngòi nổ gây nổ bằng điện, lắp ở đáy đầu đạn. Khi tên lửa chạm mục tiêu, bộ phận sinh điện (lắp ở đầu tên lửa) theo nguyên lý ma sát, sinh điện cho kíp nổ, kíp nổ kích nổ khối thuốc nổ lõm, tạo thành luồng nhiệt với áp suất và nhiệt độ cực cao, xuyên thủng áo giáp của xe tăng.

Đầu đạn tên lửa theo nguyên lý nổ lõm, dùng thuốc nổ mạnh (HEAT); ngòi nổ gây nổ bằng điện, lắp ở đáy đầu đạn. Khi tên lửa chạm mục tiêu, bộ phận sinh điện (lắp ở đầu tên lửa) theo nguyên lý ma sát, sinh điện cho kíp nổ, kíp nổ kích nổ khối thuốc nổ lõm, tạo thành luồng nhiệt với áp suất và nhiệt độ cực cao, xuyên thủng áo giáp của xe tăng.

Mặc dù ra đời đã lâu nhưng những tên lửa TOW vẫn là nỗi ác mộng của xe tăng hiện tại. Với những gì đã thể hiện trên chiến trường Syria vừa qua, TOW được đánh giá là một trong những tên lửa chống tăng đáng sợ nhất trong lịch sử.

Mặc dù ra đời đã lâu nhưng những tên lửa TOW vẫn là nỗi ác mộng của xe tăng hiện tại. Với những gì đã thể hiện trên chiến trường Syria vừa qua, TOW được đánh giá là một trong những tên lửa chống tăng đáng sợ nhất trong lịch sử.

Mỹ đã cấp một số lượng lớn loại tên lửa này cho lực lượng quân đội Syria tự do (FSA) và lực lượng Dân chủ Syria (SDF) để tấn công khủng bố và tạo nên sức mạnh đối trọng với quân đội chính phủ Syria.

Mỹ đã cấp một số lượng lớn loại tên lửa này cho lực lượng quân đội Syria tự do (FSA) và lực lượng Dân chủ Syria (SDF) để tấn công khủng bố và tạo nên sức mạnh đối trọng với quân đội chính phủ Syria.

Với cuộc chiến ở Syria, thì tên lửa TOW thực sự là nỗi ác mộng với lực lượng tăng, thiết giáp của Quân đội chính phủ Syria (SAA); trong 2 năm đầu của cuộc Nội chiến, khi quân nổi dậy chưa được trang bị tên lửa TOW, Quân đội chính phủ Syria bị thiệt hại chưa tới 50 xe tăng, xe bọc thép.

Với cuộc chiến ở Syria, thì tên lửa TOW thực sự là nỗi ác mộng với lực lượng tăng, thiết giáp của Quân đội chính phủ Syria (SAA); trong 2 năm đầu của cuộc Nội chiến, khi quân nổi dậy chưa được trang bị tên lửa TOW, Quân đội chính phủ Syria bị thiệt hại chưa tới 50 xe tăng, xe bọc thép.

Nhưng đến năm 2013, một số quốc gia bắt đầu bí mật hỗ trợ phe đối lập một số lượng đáng kể tên lửa chống tăng TOW-2A, tình hình đã đảo ngược; kết quả là lực lượng tăng, thiết giáp của SAA đã bị đánh áp đảo, chỉ tính riêng trong năm 2013, SAA đã bị thiệt hại 528 xe tăng, xe bọc thép các loại.

Nhưng đến năm 2013, một số quốc gia bắt đầu bí mật hỗ trợ phe đối lập một số lượng đáng kể tên lửa chống tăng TOW-2A, tình hình đã đảo ngược; kết quả là lực lượng tăng, thiết giáp của SAA đã bị đánh áp đảo, chỉ tính riêng trong năm 2013, SAA đã bị thiệt hại 528 xe tăng, xe bọc thép các loại.

Trong năm 2014, SAA bị thiệt hại 399 xe tăng, năm 2015 mất thêm 317 xe tăng; ba năm vừa qua, phiến quân tiếp tục gây ra tổn thất nặng nề cho lực lượng tăng, thiết giáp của SAA; năm 2017, SAA tiếp tục mất 243 xe tăng và xe bọc thép và 78 chiếc trong năm 2018.

Trong năm 2014, SAA bị thiệt hại 399 xe tăng, năm 2015 mất thêm 317 xe tăng; ba năm vừa qua, phiến quân tiếp tục gây ra tổn thất nặng nề cho lực lượng tăng, thiết giáp của SAA; năm 2017, SAA tiếp tục mất 243 xe tăng và xe bọc thép và 78 chiếc trong năm 2018.

Trong ba tháng đầu năm nay, lực lượng tăng, thiết giáp của quân đội chính phủ Syria tiếp tục bị thiệt hại; họ mất thêm 109 xe tăng, bao gồm cả loại tăng mới nhất T-90 và T-72M tốt nhất.

Trong ba tháng đầu năm nay, lực lượng tăng, thiết giáp của quân đội chính phủ Syria tiếp tục bị thiệt hại; họ mất thêm 109 xe tăng, bao gồm cả loại tăng mới nhất T-90 và T-72M tốt nhất.

Tổng cộng Quân đội chính phủ Syria đã mất 2.677 xe tăng, xe bọc thép trong vòng chưa đầy 10 năm nội chiến; đây là tổn thất có thể nói là "khủng khiếp", mà không có nguồn nào có thể bù đắp được. Trong đó, thiệt hại chủ yếu là do tên lửa chống tăng TOW-2A gây nên.

Tổng cộng Quân đội chính phủ Syria đã mất 2.677 xe tăng, xe bọc thép trong vòng chưa đầy 10 năm nội chiến; đây là tổn thất có thể nói là "khủng khiếp", mà không có nguồn nào có thể bù đắp được. Trong đó, thiệt hại chủ yếu là do tên lửa chống tăng TOW-2A gây nên.

Không chỉ gây thiệt hại cho SAA, tên lửa TOW còn là nỗi ác mộng với xe Thổ, loại tên lửa này đang được lực lượng SDF sử dụng để chống lại các xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tại chiến trường Afrin, thuộc vùng nông thôn phía bắc Aleppo. Ít nhất đã có 5 xe tăng Leopard-2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tiêu diệt bởi loại tên lửa nguy hiểm này, gây đòn choáng váng cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Không chỉ gây thiệt hại cho SAA, tên lửa TOW còn là nỗi ác mộng với xe Thổ, loại tên lửa này đang được lực lượng SDF sử dụng để chống lại các xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tại chiến trường Afrin, thuộc vùng nông thôn phía bắc Aleppo. Ít nhất đã có 5 xe tăng Leopard-2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tiêu diệt bởi loại tên lửa nguy hiểm này, gây đòn choáng váng cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Video Tại sao tên lửa TOW có thể đánh trúng T-90 - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ten-lua-chong-tang-tow-2a-ac-mong-kinh-hoang-cua-xe-tang-syria-va-tho-nhi-ky-1366620.html