Tên lửa của Liên Xô từng khiến phương Tây 'hoảng loạn' suốt 2 thập kỷ

Việc phá hủy toàn bộ tên lửa tầm trung SS-20 Saber cùng với việc Liên Xô tan rã vào năm 1991, đã làm cho phương Tây như trút được gánh nặng, đè lên vai họ suốt gần 2 thập kỷ.

Trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, cả Liên Xô và Mỹ đều tập trung phát triển các loại tên lửa tầm trung. Mặc dù có tầm bắn ngắn nhưng với tốc độ cao, chúng khiến thời gian phản ứng của đối phương bị suy giảm rõ rệt. Ảnh: Tên lửa tầm trung SS-20 Saber của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.

Trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, cả Liên Xô và Mỹ đều tập trung phát triển các loại tên lửa tầm trung. Mặc dù có tầm bắn ngắn nhưng với tốc độ cao, chúng khiến thời gian phản ứng của đối phương bị suy giảm rõ rệt. Ảnh: Tên lửa tầm trung SS-20 Saber của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.

Cả hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đều lo lắng về những rủi ro leo thang do sự nguy hiểm của các tên lửa như Pershing-2 của Mỹ và SS-20 Saber của Liên Xô. Ảnh: Tên lửa tầm trung Pershing-2 của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.

Cả hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đều lo lắng về những rủi ro leo thang do sự nguy hiểm của các tên lửa như Pershing-2 của Mỹ và SS-20 Saber của Liên Xô. Ảnh: Tên lửa tầm trung Pershing-2 của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa đạn đạo Pershing-2 của Mỹ có nhiều ưu điểm vượt trội như sử dụng phương thức dẫn quán tính và dẫn đường radar kỹ thuật số tiên tiến nhất lúc bấy giờ, cùng với động cơ lực đẩy vector, cho phép tên lửa cơ động và thay đổi quỹ đạo dễ dàng. Do vậy, tên lửa có mức chính xác cao và khó đánh chặn. Ảnh: Đồ họa đường bay của tên lửa Pershing-2 - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa đạn đạo Pershing-2 của Mỹ có nhiều ưu điểm vượt trội như sử dụng phương thức dẫn quán tính và dẫn đường radar kỹ thuật số tiên tiến nhất lúc bấy giờ, cùng với động cơ lực đẩy vector, cho phép tên lửa cơ động và thay đổi quỹ đạo dễ dàng. Do vậy, tên lửa có mức chính xác cao và khó đánh chặn. Ảnh: Đồ họa đường bay của tên lửa Pershing-2 - Nguồn: Wikipedia.

Tuy nhiên, đối thủ của Pershing-2 là tên lửa SS-20 Saber của Liên Xô có sức mạnh kinh hoàng hơn, tầm bắn xa hơn Pershing-2 và có tốc độ không thể đánh chặn với khả năng phòng không của lực lượng Mỹ và NATO khi đó. Ảnh: Các xe phóng tên lửa SS-20 Saber ở vị trí sẵn sàng chiến đấu - Nguồn: Wikipedia.

Tuy nhiên, đối thủ của Pershing-2 là tên lửa SS-20 Saber của Liên Xô có sức mạnh kinh hoàng hơn, tầm bắn xa hơn Pershing-2 và có tốc độ không thể đánh chặn với khả năng phòng không của lực lượng Mỹ và NATO khi đó. Ảnh: Các xe phóng tên lửa SS-20 Saber ở vị trí sẵn sàng chiến đấu - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa SS-20 Saber là ký hiệu của NATO, tên chính của tên lửa là Pioneer (Người tiên phong) hay RSD-10 (mật danh), đây là loại tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow phát triển. Ảnh: Tên lửa tầm trung SS-20 Saber - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa SS-20 Saber là ký hiệu của NATO, tên chính của tên lửa là Pioneer (Người tiên phong) hay RSD-10 (mật danh), đây là loại tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow phát triển. Ảnh: Tên lửa tầm trung SS-20 Saber - Nguồn: Wikipedia.

SS-20 Saber là loại tên lửa 2 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn đầu tiên của Liên Xô, tên lửa được dựa trên thiết kế cơ bản của tên lửa liên lục địa (ICBM) Temp-2S. SS-20 ra đời nhằm thay thế các tên lửa SS-4 và SS-5 sử dụng nhiên liệu lỏng đã lạc hậu. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber - Nguồn: Wikipedia.

SS-20 Saber là loại tên lửa 2 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn đầu tiên của Liên Xô, tên lửa được dựa trên thiết kế cơ bản của tên lửa liên lục địa (ICBM) Temp-2S. SS-20 ra đời nhằm thay thế các tên lửa SS-4 và SS-5 sử dụng nhiên liệu lỏng đã lạc hậu. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber - Nguồn: Wikipedia.

Liên Xô đã phát triển ba biến thể khác nhau của SS-20 gồm Mod 1, 2 và 3; Mod 1 và 3 mang một đầu đạn, có sức công phá 1.000 kT; Mod 2 - phiên bản được triển khai rộng rãi nhất, được trang bị nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập (MIRV); một đầu đạn Mod 2 có thể mang 3 đầu đạn hạt nhân, có sức công phá 150 kT một đầu đạn. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber Mod 2 - Nguồn: Wikipedia.

Liên Xô đã phát triển ba biến thể khác nhau của SS-20 gồm Mod 1, 2 và 3; Mod 1 và 3 mang một đầu đạn, có sức công phá 1.000 kT; Mod 2 - phiên bản được triển khai rộng rãi nhất, được trang bị nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập (MIRV); một đầu đạn Mod 2 có thể mang 3 đầu đạn hạt nhân, có sức công phá 150 kT một đầu đạn. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber Mod 2 - Nguồn: Wikipedia.

SS-20 Saber có chiều dài 16,5 m; đường kính 1,79 m; khối lượng phóng 37.000 kg; tầm bắn 5.000 km. Phạm vi này cho phép SS-20 đặt từ lãnh thổ Liên Xô có thể nhằm bất kỳ mục tiêu nào ở châu Âu; nhưng không đủ để tiếp cận lục địa Mỹ. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber - Nguồn: Wikipedia.

SS-20 Saber có chiều dài 16,5 m; đường kính 1,79 m; khối lượng phóng 37.000 kg; tầm bắn 5.000 km. Phạm vi này cho phép SS-20 đặt từ lãnh thổ Liên Xô có thể nhằm bất kỳ mục tiêu nào ở châu Âu; nhưng không đủ để tiếp cận lục địa Mỹ. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa SS-20 được phóng từ bệ phóng tự hành (TEL), cho phép di chuyển dễ dàng và có thể được triển khai từ bất kỳ trận địa nào mà xe có thể cơ động đến. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa SS-20 được phóng từ bệ phóng tự hành (TEL), cho phép di chuyển dễ dàng và có thể được triển khai từ bất kỳ trận địa nào mà xe có thể cơ động đến. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber - Nguồn: Wikipedia.

. Viện Công nghệ nhiệt Moscow bắt đầu nhận kế hoạch phát triển loại tên lửa này từ năm 1966. Năm 1974, tên lửa SS-20 được thử nghiệm thành công tại trường bắn Kapustin Yar; sau đó tổ hợp này được mang mật danh RSD-10. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber rời bệ phóng - Nguồn: Wikipedia.

. Viện Công nghệ nhiệt Moscow bắt đầu nhận kế hoạch phát triển loại tên lửa này từ năm 1966. Năm 1974, tên lửa SS-20 được thử nghiệm thành công tại trường bắn Kapustin Yar; sau đó tổ hợp này được mang mật danh RSD-10. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber rời bệ phóng - Nguồn: Wikipedia.

Các trung đoàn tên lửa SS-20 Saber đầu tiên đóng quân tại Belarus và bắt đầu đưa vào trực chiến từ năm 1976. Sau này SS-20 Saber được đặt tại nhiều địa điểm ở Liên Xô, bao gồm phía tây dãy núi Ural và gần Teykovo, cách Moscow khoảng 193 km về phía đông bắc. Ảnh: Bản đồ bố trí tên lửa SS-20 Saber trên lãnh thổ Liên Xô và những khu vực tại châu Âu nằm trong tầm bắn của SS-20 - Nguồn: Wikipedia.

Các trung đoàn tên lửa SS-20 Saber đầu tiên đóng quân tại Belarus và bắt đầu đưa vào trực chiến từ năm 1976. Sau này SS-20 Saber được đặt tại nhiều địa điểm ở Liên Xô, bao gồm phía tây dãy núi Ural và gần Teykovo, cách Moscow khoảng 193 km về phía đông bắc. Ảnh: Bản đồ bố trí tên lửa SS-20 Saber trên lãnh thổ Liên Xô và những khu vực tại châu Âu nằm trong tầm bắn của SS-20 - Nguồn: Wikipedia.

Từ các trận địa trên, tầm bắn của SS-20 Saber không chỉ bao phủ toàn bộ châu Âu mà còn cả đảo Greenland, bắc châu Phi đến tận Nigeria và Somalia. Gần như toàn thể vùng lãnh thổ châu Á, bao gồm Trung Đông, Ấn Độ và các khu vực phía tây Trung Quốc, Nhật Bản và bán đảo Đông Dương. Ảnh: Sơ đồ bố trí một trận địa tên lửa SS-20 Saber dã chiến - Nguồn: Wikipedia.

Từ các trận địa trên, tầm bắn của SS-20 Saber không chỉ bao phủ toàn bộ châu Âu mà còn cả đảo Greenland, bắc châu Phi đến tận Nigeria và Somalia. Gần như toàn thể vùng lãnh thổ châu Á, bao gồm Trung Đông, Ấn Độ và các khu vực phía tây Trung Quốc, Nhật Bản và bán đảo Đông Dương. Ảnh: Sơ đồ bố trí một trận địa tên lửa SS-20 Saber dã chiến - Nguồn: Wikipedia.

Kể từ khi đưa vào hoạt động năm 1976 cho đến năm 1987, Liên Xô đã triển khai 441 hệ thống tên lửa SS-20. Đây chính là lực lượng hạt nhân đánh đòn phủ đầu, có khả năng sẵn sàng chiến đấu rất cao. Các mục tiêu của Mỹ và NATO ở châu Âu đều có trong tọa độ của các trung đoàn trang bị tên lửa SS-20 Saber. Ảnh: Phóng tên lửa SS-20 Saber - Nguồn: Wikipedia.

Kể từ khi đưa vào hoạt động năm 1976 cho đến năm 1987, Liên Xô đã triển khai 441 hệ thống tên lửa SS-20. Đây chính là lực lượng hạt nhân đánh đòn phủ đầu, có khả năng sẵn sàng chiến đấu rất cao. Các mục tiêu của Mỹ và NATO ở châu Âu đều có trong tọa độ của các trung đoàn trang bị tên lửa SS-20 Saber. Ảnh: Phóng tên lửa SS-20 Saber - Nguồn: Wikipedia.

Do đặc điểm là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, nên tên lửa có sơ tốc cao, thời gian để đối phương phản ứng với loại tên lửa này rất hạn chế. Ngoài ra, tên lửa sử dụng bệ phóng di động, rất khó xác định trận địa phóng. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber - Nguồn: Wikipedia.

Do đặc điểm là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, nên tên lửa có sơ tốc cao, thời gian để đối phương phản ứng với loại tên lửa này rất hạn chế. Ngoài ra, tên lửa sử dụng bệ phóng di động, rất khó xác định trận địa phóng. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber - Nguồn: Wikipedia.

Các hệ thống tên lửa phòng không của Mỹ và đồng minh khi đó thực sự phải bất lực trong việc đánh chặn loại tên lửa này. Do vậy, SS-20 Saber thực sự là nỗi kinh hoàng đối với Mỹ và NATO. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber rời bệ phóng - Nguồn: Wikipedia.

Các hệ thống tên lửa phòng không của Mỹ và đồng minh khi đó thực sự phải bất lực trong việc đánh chặn loại tên lửa này. Do vậy, SS-20 Saber thực sự là nỗi kinh hoàng đối với Mỹ và NATO. Ảnh: Tên lửa SS-20 Saber rời bệ phóng - Nguồn: Wikipedia.

Video Tại sao sự xuất hiện của tên lửa SAM-2 của Liên Xô khiến người Mỹ lo sợ? - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ten-lua-cua-lien-xo-tung-khien-phuong-tay-hoang-loan-suot-2-thap-ky-1424917.html