Tên lửa đạn đạo tầm trung Mỹ tới châu Âu sẽ khơi mào cuộc chạy đua vũ trang mới?

Sau nhiều thập kỷ gián đoạn, tên lửa đạn đạo tầm trung của Mỹ sẽ quay trở lại châu Âu, động thái diễn ra khi căng thẳng giữa Moscow và NATO ngày càng gia tăng.

Mỹ vừa quyết định sẽ tái triển khai tên lửa tầm trung tới châu Âu bắt đầu từ năm 2026, động thái này có thể sẽ kích hoạt phản ứng của Nga về một cuộc chạy đua vũ trang mới diễn ra tại châu Âu.

Kế hoạch của Mỹ sẽ "triển khai theo từng đợt" theo từng thời gian cụ thể, sau đó sẽ tiến tới "triển khai dài hạn" các loại tên lửa trung và tầm xa khác nhau tại Đức và một số quốc gia đồng minh.

Cụ thể Mỹ sẽ triển khai tới Đức một loạt các vũ khí tiên tiến phóng từ mặt đất, bao gồm tên lửa đa năng SM-6 và tên lửa hành trình Tomahawk biệt danh "sứ giả chiến tranh".

Cụ thể Mỹ sẽ triển khai tới Đức một loạt các vũ khí tiên tiến phóng từ mặt đất, bao gồm tên lửa đa năng SM-6 và tên lửa hành trình Tomahawk biệt danh "sứ giả chiến tranh".

Ngoài ra họ cũng sẽ triển khai vũ khí tổ hợp vũ khí Dark Eagle - một loại vũ khí siêu thanh vẫn đang được phát triển và sắp hoàn thiện.

Ngoài ra họ cũng sẽ triển khai vũ khí tổ hợp vũ khí Dark Eagle - một loại vũ khí siêu thanh vẫn đang được phát triển và sắp hoàn thiện.

Ngoài ra họ cũng triển khai nhiều loại vũ khí khác, như hệ thống tên lửa siêu thanh phóng từ mặt đất Operational Fires (OpFires) và tên lửa đạn đạo tầm ngắn Precision Strike Missile (PrSM).

Ngoài ra họ cũng triển khai nhiều loại vũ khí khác, như hệ thống tên lửa siêu thanh phóng từ mặt đất Operational Fires (OpFires) và tên lửa đạn đạo tầm ngắn Precision Strike Missile (PrSM).

Trong một tuyên bố chung, Mỹ và Đức cho biết việc triển khai các loại vũ khí mới sẽ "thể hiện cam kết của Washington đối với NATO, cũng như đóng góp vào khả năng răn đe tích hợp của châu Âu".

Trong một tuyên bố chung, Mỹ và Đức cho biết việc triển khai các loại vũ khí mới sẽ "thể hiện cam kết của Washington đối với NATO, cũng như đóng góp vào khả năng răn đe tích hợp của châu Âu".

Giai đoạn đầu, quân đội Mỹ sẽ triển khai các tên lửa SM-6 và Tomahawk như một phần của hệ thống trên mặt đất và chúng đã được triển khai tạm thời ở cả Châu Âu và Thái Bình Dương.

Hiện vẫn chưa rõ liệu tổ hợp vũ khí Dark Eagle của Mỹ đang phát triển có sẵn sàng triển khai tới châu Âu vào năm 2026 hay không.

Do Dark Eagle vẫn đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện. Văn phòng Trách nhiệm Giải trình của Chính phủ (GAO) đã thông báo với Quốc hội vào tháng trước rằng, đơn vị hoàn chỉnh đầu tiên dự kiến sẽ được đưa vào trang bị năm 2025.

Trong tuyên bố chung giữa Mỹ và Đức đã lưu ý rằng các loại vũ khí được triển khai sẽ có "tầm bắn xa hơn đáng kể so với các loại hỏa lực trên bộ hiện tại ở châu Âu".

Dark Eagle của Quân đội Hoa Kỳ, còn được gọi là Vũ khí siêu thanh tầm xa, hay LRHW, được lên kế hoạch có thể tấn công các mục tiêu cách xa ít nhất 2.800 km.

Hệ thống Dark Eagle bao gồm một tên lửa đẩy lớn với một phương tiện lướt tăng tốc siêu thanh.

Hệ thống Dark Eagle bao gồm một tên lửa đẩy lớn với một phương tiện lướt tăng tốc siêu thanh.

Khi tên lửa tăng tốc đã được đẩy đến tốc độ và độ cao mong muốn, nó sẽ tách ra và lao xuống mục tiêu theo quỹ đạo bay trong khí quyển, với tốc độ lên tới Mach 17.

Khi tên lửa tăng tốc đã được đẩy đến tốc độ và độ cao mong muốn, nó sẽ tách ra và lao xuống mục tiêu theo quỹ đạo bay trong khí quyển, với tốc độ lên tới Mach 17.

Trong khi đó hệ thống Typhon đã được Mỹ phát triển để bắn tên lửa SM-6 và Tomahawk. Ngoài ra còn bệ phóng Mk 70 Mod 1 Expeditionary trên chiến hạm để bắn tên lửa SM-6.

Trong khi đó hệ thống Typhon đã được Mỹ phát triển để bắn tên lửa SM-6 và Tomahawk. Ngoài ra còn bệ phóng Mk 70 Mod 1 Expeditionary trên chiến hạm để bắn tên lửa SM-6.

Một điểm khác biệt quan trọng, trong khi bệ phóng Typhon sử dụng SM-6 phóng từ mặt đất để tấn công các mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển, thì bệ phóng Mk 70 ngoài tấn công mặt đất, mặt biển thì nó còn có thể tấn công mục tiêu trên không.

Một điểm khác biệt quan trọng, trong khi bệ phóng Typhon sử dụng SM-6 phóng từ mặt đất để tấn công các mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển, thì bệ phóng Mk 70 ngoài tấn công mặt đất, mặt biển thì nó còn có thể tấn công mục tiêu trên không.

Thực tế ban đầu, tên lửa SM-6 được thiết kế như một vũ khí trên hạm với mục đích đối không, tuy nhiên gần đây biến thể đối đất đã được phát triển.

Thực tế ban đầu, tên lửa SM-6 được thiết kế như một vũ khí trên hạm với mục đích đối không, tuy nhiên gần đây biến thể đối đất đã được phát triển.

Khi phóng từ mặt đất, tên lửa SM-6 có thể được sử dụng như một tên lửa đạn đạo để tấn công trên bộ, mặc dù tầm bắn của nó vẫn chưa được xác nhận.

Khi phóng từ mặt đất, tên lửa SM-6 có thể được sử dụng như một tên lửa đạn đạo để tấn công trên bộ, mặc dù tầm bắn của nó vẫn chưa được xác nhận.

Các ước tính cho thấy tên lửa SM-6 có tầm bắn lên tới 500 km ở chế độ đất đối đất, một phiên bản tầm xa hơn đang được Mỹ phát triển.

Các ước tính cho thấy tên lửa SM-6 có tầm bắn lên tới 500 km ở chế độ đất đối đất, một phiên bản tầm xa hơn đang được Mỹ phát triển.

Quân đội Mỹ đã mô tả SM-6 phóng từ mặt đất của mình là một hệ thống vũ khí "chiến lược" để tấn công các mục tiêu có giá trị cao, ngoài ra nó cũng có thể diệt mục tiêu trên biển.

Quân đội Mỹ đã mô tả SM-6 phóng từ mặt đất của mình là một hệ thống vũ khí "chiến lược" để tấn công các mục tiêu có giá trị cao, ngoài ra nó cũng có thể diệt mục tiêu trên biển.

Đối với Tomahawk, một phiên bản phóng từ mặt đất trước đó mang định danh BGM-109G Gryphon đã được phá triển, tuy nhiên chúng đã bị loại bỏ theo hiệp ước cắt giảm vũ khí INF.

Đối với Tomahawk, một phiên bản phóng từ mặt đất trước đó mang định danh BGM-109G Gryphon đã được phá triển, tuy nhiên chúng đã bị loại bỏ theo hiệp ước cắt giảm vũ khí INF.

Tuy nhiên sau khi thỏa thuận INF với Nga đổ vỡ, Mỹ đã tái trang bị loại vũ khí này. Tầm bắn của BGM-109G vào khoảng 1.600 km.

Tuy nhiên sau khi thỏa thuận INF với Nga đổ vỡ, Mỹ đã tái trang bị loại vũ khí này. Tầm bắn của BGM-109G vào khoảng 1.600 km.

Để so sánh, hệ thống tên lửa chiến thuật của Quân đội (ATACMS) chỉ có tầm bắn xa nhất 300 km. Vì vậy những hệ thống tên lửa tầm trung mới này sẽ cho phép Mỹ tấn công các mục tiêu từ 500 km - 3.500 km.

Để so sánh, hệ thống tên lửa chiến thuật của Quân đội (ATACMS) chỉ có tầm bắn xa nhất 300 km. Vì vậy những hệ thống tên lửa tầm trung mới này sẽ cho phép Mỹ tấn công các mục tiêu từ 500 km - 3.500 km.

Được biết Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được Tổng thống Mikhail Gorbachev của Liên Xô và Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan ký năm 1987.

Được biết Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được Tổng thống Mikhail Gorbachev của Liên Xô và Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan ký năm 1987.

Theo đó Liên Xô và sau này là Nga và Hoa Kỳ bị cấm triển khai tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo trên bộ mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.

Theo đó Liên Xô và sau này là Nga và Hoa Kỳ bị cấm triển khai tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo trên bộ mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.

Tuy nhiên vào năm 2019, sau khi cáo buộc Nga đang âm thầm phát triển tên lửa 9M729 có tầm bắn khoảng 1.000 km đã vi phạm INF, Tổng thống Trump khi đó đã tuyên bố rút khỏi hiệp ước hạn chế vũ khí tầm trung này.

Tuy nhiên vào năm 2019, sau khi cáo buộc Nga đang âm thầm phát triển tên lửa 9M729 có tầm bắn khoảng 1.000 km đã vi phạm INF, Tổng thống Trump khi đó đã tuyên bố rút khỏi hiệp ước hạn chế vũ khí tầm trung này.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ten-lua-dan-dao-tam-trung-my-toi-chau-au-se-khoi-mao-cuoc-chay-dua-vu-trang-moi-post582750.antd