Tên lửa đẩy siêu nặng chinh phục mặt trăng của Mỹ chính thức ra mắt

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tham vọng đó là đưa con người quay trở lại mặt trăng thông qua việc chế tạo tên lửa đẩy siêu nặng.

Hệ thống tên lửa không gian hạng siêu hạng nặng của Mỹ đã lần đầu tiên được giới thiệu trong cấu hình phóng. Các chuyên gia của Trung tâm Vũ trụ Kennedy (bang Florida) đã hoàn thành việc gắn hai tên lửa đẩy lên thân chính của phương tiện du hành có chiều dài 65 m.

Hệ thống tên lửa không gian hạng siêu hạng nặng của Mỹ đã lần đầu tiên được giới thiệu trong cấu hình phóng. Các chuyên gia của Trung tâm Vũ trụ Kennedy (bang Florida) đã hoàn thành việc gắn hai tên lửa đẩy lên thân chính của phương tiện du hành có chiều dài 65 m.

Theo giới thiệu, SLS là một tên lửa đẩy với trọng lượng siêu nặng hoạt động theo hai giai đoạn mà NASA dự định sử dụng để đưa các phi hành gia ra khỏi quỹ đạo Trái đất tầm thấp.

Theo giới thiệu, SLS là một tên lửa đẩy với trọng lượng siêu nặng hoạt động theo hai giai đoạn mà NASA dự định sử dụng để đưa các phi hành gia ra khỏi quỹ đạo Trái đất tầm thấp.

Chi tiết đặc biệt nữa đó là phương tiện này sẽ được sử dụng để phóng tàu vũ trụ Orion trong khuôn khổ sứ mệnh chinh phục mặt trăng bằng tàu có người lái mang tên Artemis-2.

Chi tiết đặc biệt nữa đó là phương tiện này sẽ được sử dụng để phóng tàu vũ trụ Orion trong khuôn khổ sứ mệnh chinh phục mặt trăng bằng tàu có người lái mang tên Artemis-2.

Có thông tin cho biết "Hệ thống phóng vào không gian" ở cấu hình cơ bản của nó sẽ có thể đưa tới 95 tấn trọng tải lên quỹ đạo tham chiếu. Đồng thời việc phát triển thêm thiết kế dành cho tên lửa đẩy có thể bổ sung tới 35 tấn vào con số ban đầu.

Có thông tin cho biết "Hệ thống phóng vào không gian" ở cấu hình cơ bản của nó sẽ có thể đưa tới 95 tấn trọng tải lên quỹ đạo tham chiếu. Đồng thời việc phát triển thêm thiết kế dành cho tên lửa đẩy có thể bổ sung tới 35 tấn vào con số ban đầu.

Tổng chi phí của chương trình SLS được bắt đầu từ năm 2011 hiện là 35 tỷ USD, nhà phát triển chính của tên lửa siêu nặng là Tập đoàn Boeing. Theo tính toán sơ bộ, việc tạo ra một phiên bản sản xuất hoàn chỉnh của tên lửa đẩy sẽ tiêu tốn 800 triệu USD.

Tổng chi phí của chương trình SLS được bắt đầu từ năm 2011 hiện là 35 tỷ USD, nhà phát triển chính của tên lửa siêu nặng là Tập đoàn Boeing. Theo tính toán sơ bộ, việc tạo ra một phiên bản sản xuất hoàn chỉnh của tên lửa đẩy sẽ tiêu tốn 800 triệu USD.

Hệ thống phóng không gian của Mỹ dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối năm nay như một phần của sứ mệnh mang tên Artemis-1.

Hệ thống phóng không gian của Mỹ dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối năm nay như một phần của sứ mệnh mang tên Artemis-1.

Trong quá trình sau đó, tàu vũ trụ Orion sẽ phải thực hiện một chuyến bay không người lái quanh vệ tinh tự nhiên của Trái đất, tiếp theo một sứ mệnh có người lái được lên kế hoạch diễn ra vào năm 2023.

Trong quá trình sau đó, tàu vũ trụ Orion sẽ phải thực hiện một chuyến bay không người lái quanh vệ tinh tự nhiên của Trái đất, tiếp theo một sứ mệnh có người lái được lên kế hoạch diễn ra vào năm 2023.

Như vậy Mỹ đang gấp rút thực hiện dự án đầy tham vọng đó là đưa con người quay trở lại mặt trăng nhằm tái lập kỳ tích mà họ đã thành công vào năm 1969.

Như vậy Mỹ đang gấp rút thực hiện dự án đầy tham vọng đó là đưa con người quay trở lại mặt trăng nhằm tái lập kỳ tích mà họ đã thành công vào năm 1969.

Nếu dự án tiến hành thuận lợi con người sẽ được chứng kiến những hình ảnh chưa từng biết tới về bề mặt mặt trăng, do công nghệ hình ảnh bây giờ và 50 năm trước đã có sự thay đổi quá lớn.

Nếu dự án tiến hành thuận lợi con người sẽ được chứng kiến những hình ảnh chưa từng biết tới về bề mặt mặt trăng, do công nghệ hình ảnh bây giờ và 50 năm trước đã có sự thay đổi quá lớn.

Bên cạnh đó, thông qua chương trình Artemis-2, Mỹ còn có tham vọng sẽ giành ưu thế tuyệt đối trong việc khai thác mặt trăng hay biến vệ tinh tự nhiên của trái đất thành căn cứ quân sự trong tương lai.

Bên cạnh đó, thông qua chương trình Artemis-2, Mỹ còn có tham vọng sẽ giành ưu thế tuyệt đối trong việc khai thác mặt trăng hay biến vệ tinh tự nhiên của trái đất thành căn cứ quân sự trong tương lai.

Yêu cầu trên càng trở nên cấp thiết đối với Mỹ khi Nga cùng với Trung Quốc đang có những bước đi rất tích cực nhằm xây dựng trạm vũ trụ trên mặt trăng.

Yêu cầu trên càng trở nên cấp thiết đối với Mỹ khi Nga cùng với Trung Quốc đang có những bước đi rất tích cực nhằm xây dựng trạm vũ trụ trên mặt trăng.

Hồi tháng 3/2021, Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết, một bản ghi nhớ đã được người đứng đầu cơ quan này - ông Dmitry Rogozin - ký kết với đại diện Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) Zhang Kejian.

Hồi tháng 3/2021, Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết, một bản ghi nhớ đã được người đứng đầu cơ quan này - ông Dmitry Rogozin - ký kết với đại diện Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) Zhang Kejian.

Trạm mặt trăng sẽ được thiết kế như một "phức hợp các cơ sở nghiên cứu thử nghiệm được tạo ra trên bề mặt và/hoặc trên quỹ đạo của mặt trăng", thông cáo nói rõ.

Trạm mặt trăng sẽ được thiết kế như một "phức hợp các cơ sở nghiên cứu thử nghiệm được tạo ra trên bề mặt và/hoặc trên quỹ đạo của mặt trăng", thông cáo nói rõ.

Ngoài ra trạm mặt trăng do Nga và Trung Quốc xây dựng cũng sẵn sàng cho các quốc gia quan tâm khác và mở cửa đón những đối tác quốc tế. Tuy vậy hiện chưa có thông tin chi tiết về ngày dự án này hoàn thành.

Ngoài ra trạm mặt trăng do Nga và Trung Quốc xây dựng cũng sẵn sàng cho các quốc gia quan tâm khác và mở cửa đón những đối tác quốc tế. Tuy vậy hiện chưa có thông tin chi tiết về ngày dự án này hoàn thành.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-ten-lua-day-sieu-nang-chinh-phuc-mat-trang-cua-my-chinh-thuc-ra-mat-post471885.antd