Tên lửa Iran không thể buộc Mỹ rời khỏi Iraq?
Một đợt tấn công tên lửa trong tuần qua vào các cơ sở của quân đội Hoa Kỳ ở Iraq, bao gồm Trại Taji và Baghdad, có thể là nỗ lực của các nhóm được Iran hậu thuẫn để gây áp lực lên Mỹ và muốn họ rời đi.
Chia sẻ với phóng viên gần đây, Tướng Kenneth McKenzie, Tư lệnh Bộ chỉ huy trung tâm Mỹ nói: "Chúng tôi sẽ không rời khỏi khu vực này trước sức ép từ Iran".
Hành động từ loạt nhóm thân Iran
Các cuộc tấn công này diễn ra chỉ vài ngày sau khi có thông báo chung của chính phủ Iraq và Hoa Kỳ về kế hoạch giảm số lượng quân đội tại nước này trong những tháng tới. Thông báo đó được đưa ra vào ngày 11 tháng 6 trong một văn bản của Bộ Ngoại giao Mỹ và các chi tiết đàm phán tiếp theo dự kiến sẽ được nêu ra trong một cuộc họp dự kiến vào tháng Bảy, một quan chức cho biết.
Tư lệnh McKenzie nhắc tới các cuộc tấn công và khiêu khích ăn miếng trả miếng của các nhóm thân Iran và phản ứng của quân đội và liên quân Hoa Kỳ, khẳng định rằng những phản ứng của họ chỉ là nhằm giảm leo thang với Iran.
Trong khi Iran có thể nắm quyền muốn leo thang tình hình thì "Iran cần hiểu rằng Hoa Kỳ kiểm soát các bước cuối cùng trong một sự leo thang như vậy, Tư lệnh Mỹ cho hay.
Vị tướng bốn sao này thừa nhận rằng kể từ sau vụ tấn công bằng tên lửa hồi tháng 3 tại Trại Taji, Iraq, khiến năm người bị thương, ba trong số đó là người Mỹ, đã có một thời gian các cuộc tấn công của các nhóm thân Iran tạm dừng.
Ông cho rằng điều đó phần nào xuất phát từ sự thay đổi vị thế triển khai lực lượng của Hoa Kỳ tại Iraq, các cuộc biểu tình của người Iraq chống lại các nhóm Iran cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của họ và đại dịch virus corona.
Nhưng, trong tuần vừa qua, ông nói rằng họ đang chứng kiến các cuộc tấn công từ các nhóm được Iran hậu thuẫn tăng trở lại.
Phát ngôn viên của Lực lượng đặc nhiệm phối hợp hoạt động chung tại Iraq, Đại tá Myles Caggins đã chia sẻ với Military Times hôm thứ Năm về bối cảnh các cuộc tấn công gần đây và tình trạng của các lực lượng Hoa Kỳ ở Iraq.
Hiện tại, có khoảng 5.200 lính Mỹ tại Iraq nhưng họ không tiến hành các cuộc tuần tra, không mang theo khí tài hạng nặng hoặc các thiết bị khác. Họ đang dựa vào lực lượng của Iraq để hoạt động nhưng vẫn duy trì năng lực và quyền tự vệ nếu cần, ông nói.
Điều đó là rất quan trọng, Caggins nói, bởi vì nhiệm vụ của quân đội ở đó là đánh bại nhóm Nhà nước Hồi giáo ISIS và nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa và các sự cố khác như vậy chuyển dời sự chú ý của chúng tôi khỏi nhiệm vụ đó.
Người Iraq, ông Caggins nói, hiểu được tình hình và đã truy tìm nguồn gốc của các cuộc tấn công, phát hiện ra và trong một số trường hợp, bắt giữ thủ phạm khi được tìm thấy. Mỗi khi phát hiện ra một vụ việc, họ theo dõi động thái phóng tên lửa và thu thập bằng chứng cho các vụ án hình sự tiềm tàng trong tương lai.
Những cuộc tấn công này chắc chắn là một mối đe dọa, chúng tôi nhìn nhận đây là vấn đề nghiêm trọng, ông Caggins cho hay.
Một cựu sĩ quan quân đội cấp cao của Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ nói với Military Times rằng việc thiếu phản ứng trước cuộc tấn công bằng tên lửa ngày 8/1 vào căn cứ không quân al-Asad đã khiến hơn 100 lính Mỹ bị ảnh hưởng về mặt tinh thần đã thúc đẩy người Iran tiếp tục tấn công.
Cơ hội nào để giảm leo thang?
Vụ tấn công đó là phản ứng của họ đối với một cuộc không kích của Hoa Kỳ, vậy, đã giết chết Qassem Soleimani, người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran - Lực lượng Quds.
Điều đó khiến người Iran suy nghĩ, 'OK, lằn ranh đỏ không phải là điều đó, vậy lằn ranh đỏ ở đâu? ông nói. "Họ sẽ tiếp thúc tục đẩy hành động để xem họ có thể đi bao xa cho đến khi ai đó làm điều gì đó thực sự gây tổn thương cho họ".
Kể từ đầu năm, số lượng quân đội Hoa Kỳ tại Iraq đã giảm từ gần 6.000 quân xuống mức hiện tại là khoảng 5.200 quân. 1.200 lính của lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu cũng đã rời khỏi Iraq do ngừng huấn luyện vì đại dịch virus corona, ông nói.
Ngoài ra, các khu vực phân bổ quân đội Hoa Kỳ và vị thế lực lượng ở đây đã thay đổi.
Nhân sự của Mỹ và liên minh đã rời khỏi sáu địa điểm: Mosul, Kirkuk, Al-Qa hèim, Abu Ghraib, Habbaniyah và Qayyarah Airfield West. Quân lính vẫn ở Irbil, al-Assad, Trại Taji và cụm Baghdad (còn gọi là Vùng Xanh).
Chúng tôi không muốn duy trì một lực lượng lớn ở đó, Tướng Mitch McKenzie nói.
Con số sẽ giảm dần theo thời gian, như đã nêu trong một tuyên bố chung ngày 11 tháng 6 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố. Và dù cấu trúc lực lượng trở thành như thế nào, vị tướng này nói, nó sẽ chỉ phụ thuộc vào tình hình ở Iraq và chính phủ Iraq muốn gì.
Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/ten-lua-iran-khong-the-buoc-my-roi-khoi-iraq-20200619161415853.htm