Tên lửa Patriot liên tiếp bị 'chọc mù', Mỹ tìm cách bao biện
Thậm chí ngay cả Ngoại trưởng Mỹ cũng không lấy làm ngạc nhiên khi hệ thống phòng thủ Patriot của nước này liên tiếp bị 'qua mặt' trong các vụ tấn công ở Saudi Arabia hồi tuần trước.
Saudi Arabia đã chi đậm tiền để mua các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot từ Mỹ. Vậy nhưng dường như "đại gia Trung Đông" này đã phí tiền khi mà hai cơ sở lọc dầu của quốc gia này đã bị tấn công "tơi tả" hôm cuối tuần vừa rồi trong khi những tổ hợp phòng không Patriot của Mỹ chỉ biết đứng nhìn. Nguồn ảnh: USmil.
Trong lúc các bên liên quan vẫn đang mải miết cáo buộc lẫn nhau và tìm ra kẻ đứng sau cuộc tấn công này thì dường như sự vô dụng của tổ hợp tên lửa Patriot lại ít được nhắc tới. Nguồn ảnh: USmil.
Tuy vậy, nhiều học giả và giới quan sát cũng nhận định, đây không phải là lần đầu tiên các tổ hợp phòng không Patriot của Mỹ tỏ ra "phế" khi phải đối đầu với những mục tiêu bay trên không. Nguồn ảnh: USmil.
Thậm chí, kể từ khi Saudi Arabia chi ra tỷ USD để mua 6 tổ hợp phòng không Patriot của Mỹ, các tổ hợp tên lửa này chưa từng đánh chặn được một mục tiêu mang tính chiến thuật này khi quốc gia này bị tấn công. Nguồn ảnh: USmil.
Nhiều dấu hỏi đã được đặt ra trước việc phải chăng, tổ hợp tên lửa được Mỹ thiết kế và sản xuất này hoàn toàn không xứng đáng với cái giá "đắt cắt cổ" của nó. Nguồn ảnh: USmil.
Theo lý thuyết được Mỹ công bố, tổ hợp phòng không Patriot có tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu cực cao, lên tới 97% trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh. Nguồn ảnh: USmil.
Tuy nhiên chỉ sau đó một năm, giảng viên trường MIT sau khi phân tích những số liệu và đoạn video có được đã khẳng định, khả năng tiêu diệt mục tiêu của tổ hợp tên lửa này không quá 10%, thậm chí có thể bằng không. Nguồn ảnh: USmil.
Trên lý thuyết, các tổ hợp Patriot có tầm bắn tối đa lên tới 96km, tiêu diệt được mục tiêu ở cao độ tối đa 24.000 mét và tốc độ tối đa có thể đạt được lên tới Mach 4. Nguồn ảnh: USmil.
Trong những lần "thất bại trên thực địa" trước đây của tổ hợp tên lửa Patriot, các quốc gia sở hữu nó thường công bố lý do vì "sự cố kỹ thuật từ trước đó". Mặc dù vậy, rõ ràng việc chi hàng tỷ USD để mua những tổ hợp phòng thủ "lỗi" này về trực chiến là điều không một quốc gia nào muốn. Nguồn ảnh: USmil.