Tên lửa phòng không SM-6 được Mỹ tích hợp lên tàu tác chiến ven biển

Hải quân Mỹ đã nghiên cứu phương án tích hợp hệ thống tên lửa phòng không SM-6 cho các tàu chiến ven bờ nhằm gia tăng sức mạnh hỏa lực

Hải quân Mỹ đã chứng minh khả năng bắn tên lửa phòng không SM-6 từ các tàu chiến ven biển (LCS) qua hệ thống ống phóng dạng container.

Cuộc thử nghiệm chỉ ra những khả năng mới cho các chiến hạm ven bờ.

Hải quân Mỹ cũng cho biết họ đang xem xét việc triển khai tên lửa phòng không SM-6 lên các nền tảng khác.

Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết tàu LCS USS Savannah đã thực hiện cuộc thử nghiệm bắn tên lửa SM-6 ở Đông Thái Bình Dương.

Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết tàu LCS USS Savannah đã thực hiện cuộc thử nghiệm bắn tên lửa SM-6 ở Đông Thái Bình Dương.

Theo một tuyên bố chính thức từ Hạm đội Thái Bình Dương thì tên lửa phòng không SM-6 đã được bắn vào "một mục tiêu được chỉ định và chứng minh tính hiệu quả".

Theo một tuyên bố chính thức từ Hạm đội Thái Bình Dương thì tên lửa phòng không SM-6 đã được bắn vào "một mục tiêu được chỉ định và chứng minh tính hiệu quả".

Tàu USS Savannah đã sử dụng hệ thống ống phòng Mk 70 tích hợp.

Tàu USS Savannah đã sử dụng hệ thống ống phòng Mk 70 tích hợp.

Hệ thống phóng container này được phát triển từ hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41 (VLS) được sử dụng trên nhiều tàu chiến của Mỹ và đồng minh.

Hệ thống phóng container này được phát triển từ hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41 (VLS) được sử dụng trên nhiều tàu chiến của Mỹ và đồng minh.

Hải quân Mỹ trước đây đã bắn thử một tên lửa SM-6 từ bệ phóng dòng Mk 70 trên tàu Ranger, một tàu nổi cỡ lớn không người lái dành cho thử nghiệm .

Hải quân Mỹ trước đây đã bắn thử một tên lửa SM-6 từ bệ phóng dòng Mk 70 trên tàu Ranger, một tàu nổi cỡ lớn không người lái dành cho thử nghiệm .

Ngoài việc bắn tên lửa phòng không SM-6 thì MK-70 còn có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk.

Ngoài việc bắn tên lửa phòng không SM-6 thì MK-70 còn có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk.

Được biết SM-6 là tên lửa phòng không mới nhất và mạnh nhất của hải quân Mỹ.

Được biết SM-6 là tên lửa phòng không mới nhất và mạnh nhất của hải quân Mỹ.

Loại tên lửa này cũng là khí tài duy nhất của Mỹ hiện nay có khả năng chặn tên lửa siêu vượt âm, theo đánh giá của các quan chức Lầu Năm Góc.

Loại tên lửa này cũng là khí tài duy nhất của Mỹ hiện nay có khả năng chặn tên lửa siêu vượt âm, theo đánh giá của các quan chức Lầu Năm Góc.

"Dự án ra đời nhằm đối phó những mục tiêu có tốc độ và khả năng cơ động cao. SM-6 hiện là vũ khí duy nhất của Mỹ có khả năng phòng thủ trước tên lửa siêu vượt âm", Phó đô đốc Jon Hill, Giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) từng cho biết.

"Dự án ra đời nhằm đối phó những mục tiêu có tốc độ và khả năng cơ động cao. SM-6 hiện là vũ khí duy nhất của Mỹ có khả năng phòng thủ trước tên lửa siêu vượt âm", Phó đô đốc Jon Hill, Giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) từng cho biết.

Ông Jon Hill nói thêm rằng năng lực này còn "tương đối non trẻ" và có tiềm năng phát triển thêm.

Ông Jon Hill nói thêm rằng năng lực này còn "tương đối non trẻ" và có tiềm năng phát triển thêm.

Quan chức Mỹ không cho biết phiên bản nào của dòng SM-6 có khả năng chặn tên lửa siêu vượt âm.

Quan chức Mỹ không cho biết phiên bản nào của dòng SM-6 có khả năng chặn tên lửa siêu vượt âm.

Quân đội Mỹ đang biên chế phiên bản Block I và IA, đồng thời phát triển biến thể Block IB với thiết kế được điều chỉnh và trang bị động cơ lớn hơn.

Quân đội Mỹ đang biên chế phiên bản Block I và IA, đồng thời phát triển biến thể Block IB với thiết kế được điều chỉnh và trang bị động cơ lớn hơn.

Tên lửa phiên bản này dự kiến đạt tốc độ siêu vượt âm và cải thiện khả năng đánh chặn tên lửa đối phương.

Tên lửa phiên bản này dự kiến đạt tốc độ siêu vượt âm và cải thiện khả năng đánh chặn tên lửa đối phương.

Tên lửa siêu vượt âm là vũ khí có tốc độ tối thiểu gấp 5 lần âm thanh (Mach 5), tương đương hơn 6.200 km/h.

Tên lửa siêu vượt âm là vũ khí có tốc độ tối thiểu gấp 5 lần âm thanh (Mach 5), tương đương hơn 6.200 km/h.

RIM-174A ERAM, còn có tên Standard Missile 6 (SM-6), là tên lửa phòng không trang bị cho lá chắn phòng thủ Aegis.

RIM-174A ERAM, còn có tên Standard Missile 6 (SM-6), là tên lửa phòng không trang bị cho lá chắn phòng thủ Aegis.

Aegis là hệ thống phòng thủ có khả năng đánh chặn máy bay và tên lửa hành trình của đối phương, đồng thời có thể được sử dụng như một loại vũ khí chống hạm.

Aegis là hệ thống phòng thủ có khả năng đánh chặn máy bay và tên lửa hành trình của đối phương, đồng thời có thể được sử dụng như một loại vũ khí chống hạm.

Tập đoàn vũ khí Raytheon từng nâng cấp phần mềm của SM-6 vào năm 2017 để tên lửa có khả năng đối phó tốt hơn với các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm trung, đồng thời phát triển khả năng đối phó vũ khí siêu vượt âm.

Tập đoàn vũ khí Raytheon từng nâng cấp phần mềm của SM-6 vào năm 2017 để tên lửa có khả năng đối phó tốt hơn với các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm trung, đồng thời phát triển khả năng đối phó vũ khí siêu vượt âm.

Đạn tên lửa đánh chặn SM-6 được Mỹ phát triển, có tầm bắn 240 km, độ cao diệt mục tiêu 33 km và tốc độ hành trình trên 4.000 km/h.

Đạn tên lửa đánh chặn SM-6 được Mỹ phát triển, có tầm bắn 240 km, độ cao diệt mục tiêu 33 km và tốc độ hành trình trên 4.000 km/h.

Đây được coi là một trong số những tên lửa đánh chặn nguy hiểm nhất hiện nay, tuy vậy chúng cũng có một cái giá đắt đỏ lên tới 5 triệu USD/quả.

Đây được coi là một trong số những tên lửa đánh chặn nguy hiểm nhất hiện nay, tuy vậy chúng cũng có một cái giá đắt đỏ lên tới 5 triệu USD/quả.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ten-lua-phong-khong-sm-6-duoc-my-tich-hop-len-tau-tac-chien-ven-bien-post556275.antd