Tên lửa 'sấm sét' Iran khiến Mỹ uất hận mạnh cỡ nào?

Trái ngược với nhận định cho rằng S-300PMU2 đã bắn hạ UAV hiện đại của Mỹ, Iran lại bất ngờ tuyên bố họ đã dùng tên lửa Khordad-3 thuộc tổ hợp phòng không tầm trung Raad (Sấm sét) do nước này tự phát triển để bắn hạ chiến đấu cơ không người lái của Mỹ.

Hãng tin Fars News của Iran dẫn nguồn tin Vệ binh Cách mạng Iran tuyên bố máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk (ảnh) của Mỹ bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không tầm trung Khordad-3 do nước này chế tạo.

 Được biết đây là một trong 4 phiên bản của hệ thống phòng không Raad (Sấm sét theo phiên âm tiếng Ba Tư).

Được biết đây là một trong 4 phiên bản của hệ thống phòng không Raad (Sấm sét theo phiên âm tiếng Ba Tư).

 Hình ảnh mảnh vỡ còn lại của chiếc máy bay bay không người lái hiện đại RQ-4 của Mỹ.

Hình ảnh mảnh vỡ còn lại của chiếc máy bay bay không người lái hiện đại RQ-4 của Mỹ.

 RQ-4 là máy bay trinh sát hiện đại không người lái hiện đại nhất thế giới, đơn giá của chúng lên tới hơn 100 triệu USD, tức đắt hơn cả tiêm kích tàng hình F-35.

RQ-4 là máy bay trinh sát hiện đại không người lái hiện đại nhất thế giới, đơn giá của chúng lên tới hơn 100 triệu USD, tức đắt hơn cả tiêm kích tàng hình F-35.

 Việc dùng tên lửa phòng không nội địa bắn hạ chiếc RQ-4 cho thấy năng lực chế tạo vũ khí của Iran rất đáng gờm. Tên lửa Khordad-3 là phiên bản nâng cấp mới nhất của hệ thống phòng không Raad. Phiên bản này sử dụng tên lửa Taer-2B, tầm bắn khoảng 105 km.

Việc dùng tên lửa phòng không nội địa bắn hạ chiếc RQ-4 cho thấy năng lực chế tạo vũ khí của Iran rất đáng gờm. Tên lửa Khordad-3 là phiên bản nâng cấp mới nhất của hệ thống phòng không Raad. Phiên bản này sử dụng tên lửa Taer-2B, tầm bắn khoảng 105 km.

 Tổ hợp phòng không Khordad-3 có thể tấn công đồng thời 4 mục tiêu và phân bổ 2 tên lửa/mục tiêu để tăng hiệu quả tiêu diệt.

Tổ hợp phòng không Khordad-3 có thể tấn công đồng thời 4 mục tiêu và phân bổ 2 tên lửa/mục tiêu để tăng hiệu quả tiêu diệt.

 Về thiết kế bên ngoài, Khordad-3 rất giống với phiên bản Buk-M2E của Nga và dường như nó sử dụng chung khung gầm MZKT-6922. Điểm khác biệt là Buk-M2E mang theo 4 tên lửa, còn Khordad-3 chỉ có 3 tên lửa.

Về thiết kế bên ngoài, Khordad-3 rất giống với phiên bản Buk-M2E của Nga và dường như nó sử dụng chung khung gầm MZKT-6922. Điểm khác biệt là Buk-M2E mang theo 4 tên lửa, còn Khordad-3 chỉ có 3 tên lửa.

 Dù Iran tuyên bố tự chế tạo tổ hợp phòng không Raad và các phiên bản của nó, nhưng giới quan sát nghi ngờ rằng có thể Tehran đã sao chép chúng từ hệ thống đánh chặn Buk nổi tiếng của Nga.

Dù Iran tuyên bố tự chế tạo tổ hợp phòng không Raad và các phiên bản của nó, nhưng giới quan sát nghi ngờ rằng có thể Tehran đã sao chép chúng từ hệ thống đánh chặn Buk nổi tiếng của Nga.

 Một số chuyên gia còn chỉ ra rằng, Iran đã sao chép toàn bộ thiết kế của Buk-M2E từ xe chuyên chở, radar cho đến tên lửa.

Một số chuyên gia còn chỉ ra rằng, Iran đã sao chép toàn bộ thiết kế của Buk-M2E từ xe chuyên chở, radar cho đến tên lửa.

 Khordad-3 được cho là đã hoàn thành thử nghiệm vào năm 2014 và đưa vào trang bị cùng năm.

Khordad-3 được cho là đã hoàn thành thử nghiệm vào năm 2014 và đưa vào trang bị cùng năm.

 Phiên bản này được trang bị radar tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu mới, thậm chí còn tốt hơn cả radar trên Buk-M2E của Nga.

Phiên bản này được trang bị radar tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu mới, thậm chí còn tốt hơn cả radar trên Buk-M2E của Nga.

 Một chỉ huy lực lượng không gian vũ trụ Iran từng nói rằng Khordad-3 có thể so sánh với hệ thống phòng không tinh vi S-300 của Nga. Sắp tới hệ thống này sẽ được nâng cấp tầm bắn lên 100 km, sau đó là 200 km.

Một chỉ huy lực lượng không gian vũ trụ Iran từng nói rằng Khordad-3 có thể so sánh với hệ thống phòng không tinh vi S-300 của Nga. Sắp tới hệ thống này sẽ được nâng cấp tầm bắn lên 100 km, sau đó là 200 km.

 Khordad-3 có thể tiêu diệt máy bay ném bom, tiêm kích, máy bay không người lái, tên lửa hành trình ở cự ly 105 km, độ cao 27 km.

Khordad-3 có thể tiêu diệt máy bay ném bom, tiêm kích, máy bay không người lái, tên lửa hành trình ở cự ly 105 km, độ cao 27 km.

 Tên lửa được trang bị đầu đạn HE phân mảnh. Cơ chế dẫn đường cho tên lửa có thể tương tự như các hệ thống Buk của Nga.

Tên lửa được trang bị đầu đạn HE phân mảnh. Cơ chế dẫn đường cho tên lửa có thể tương tự như các hệ thống Buk của Nga.

 Ngoài ý kiến cho rằng hệ thống này sao chép từ hệ thống tên lửa Buk, tuy nhiên Nga chưa từng bán bất cứ hệ thống Buk nào cho Iran.

Ngoài ý kiến cho rằng hệ thống này sao chép từ hệ thống tên lửa Buk, tuy nhiên Nga chưa từng bán bất cứ hệ thống Buk nào cho Iran.

 Một số nhà phân tích khác lại nhận định Khordad-3 có thể là phiên bản do Iran chế tạo và nâng cấp từ hệ thống phòng không tầm trung 2K12 "Kub", NATO gọi là SA-6 mà Nga chuyển giao cho Iran trong những năm 1990.

Một số nhà phân tích khác lại nhận định Khordad-3 có thể là phiên bản do Iran chế tạo và nâng cấp từ hệ thống phòng không tầm trung 2K12 "Kub", NATO gọi là SA-6 mà Nga chuyển giao cho Iran trong những năm 1990.

 Hai hệ thống này có khá nhiều điểm tương đồng như chúng chỉ có 3 đạn tên lửa

Hai hệ thống này có khá nhiều điểm tương đồng như chúng chỉ có 3 đạn tên lửa

 Với việc dùng hệ thống phòng thủ nội địa tiêu diệt máy bay trinh sát RQ-4 của Mỹ cho thấy năng lực tác chiến của vũ khí Iran rất đáng gờm. Mỹ sẽ phải cân nhắc thiệt hơn nếu quyết định tấn công vào Iran.

Với việc dùng hệ thống phòng thủ nội địa tiêu diệt máy bay trinh sát RQ-4 của Mỹ cho thấy năng lực tác chiến của vũ khí Iran rất đáng gờm. Mỹ sẽ phải cân nhắc thiệt hơn nếu quyết định tấn công vào Iran.

Việt Hùng (Tổng Hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-ten-lua-sam-set-iran-khien-my-uat-han-manh-co-nao/816188.antd