Tên lửa Stinger của Mỹ đang 'cháy hàng'

Tên lửa Stinger vác vai đang có nhu cầu rất cao ở Ukraine, nhưng nguồn cung của Mỹ đã bị thu hẹp và việc sản xuất đang gặp phải những trở ngại đáng kể.

Các thách thức bao gồm những phức tạp liên quan đến việc tăng cường sản xuất, và các công ty quốc phòng lo ngại rằng họ sẽ bị mắc kẹt với những vũ khí tồn kho không mong muốn khi xung đột Ukraine kết thúc.

Tên lửa Stinger của Mỹ là vũ khí được ưa chuộng tại Ukraine. Ảnh: Reuters

Nhưng tên lửa này đang gặp khó khăn về nguồn cung. Ảnh: AP

Tên lửa Stinger khi được phóng ra. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Ukraine sắp nhận thêm tên lửa Javelin và Stinger của Mỹ

Khu vực ly khai Transdniestria tại Moldova cáo buộc Ukraine tấn công

Gần 3/4 số người Mỹ ủng hộ viện trợ vũ khí cho Ukraine

Mỹ và hơn 40 quốc gia khác thống nhất viện trợ vũ khí bổ sung cho Ukraine

Đức lần đầu cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine

Trong khi bản thân quân đội Mỹ đang có nguồn cung hạn chế tên lửa Stinger, một loại vũ khí gọn nhẹ và có thể được triển khai nhanh chóng để chống xe tăng, trực thăng hay máy bay, họ vẫn cần một lượng tồn kho nhất định trong khi phát triển "hệ thống phòng không di động" thế hệ tiếp theo.

Theo một bài đăng ngày 6/4 trên Facebook của Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Arvydas Anusauskas, quân đội Ukraine đã bắn hạ ít nhất 6 mục tiêu trong cuộc xung đột bằng cách sử dụng tên lửa Stinger do Litva cung cấp.

Kể từ tháng 2, Mỹ đã vận chuyển 1.400 chiếc Stinger đến Ukraine, theo một quan chức chính quyền.

Người phát ngôn của Lầu Năm Góc Jessica Maxwell cho biết dây chuyền sản xuất Stinger đã bị đóng cửa vào tháng 12/2020. Kể từ đó, Raytheon Technologies đã giành được hợp đồng vào tháng 7/2021 để sản xuất nhiều loại tên lửa này hơn, nhưng chủ yếu cho các chính phủ quốc tế.

Lầu Năm Góc đã không đặt hàng tên lửa Stinger mới trong khoảng 18 năm, nhưng đã đặt hàng các bộ phận hoặc thực hiện các nỗ lực khác để tăng nguồn cung. Ví dụ, Lục quân đang trong quá trình thực hiện "kế hoạch kéo dài thời gian sử dụng" cho một số chiếc Stinger đã trở nên lỗi thời cho đến năm 2030.

Lầu Năm Góc đã gặp một nhóm 8 giám đốc điều hành nhà thầu quốc phòng vào giữa tháng 4 để thảo luận về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, bao gồm cả Stinger.

Hai nguồn tin quen thuộc với cuộc họp cho biết, Giám đốc điều hành Raytheon, Greg Hayes, lưu ý rằng có thể cần từ 6 đến 12 tháng để khởi động lại dây chuyền sản xuất vũ khí, đạn dược.

Ông Hayes nói với các nhà phân tích rằng "chúng tôi có một kho nguyên liệu rất hạn chế để sản xuất Stinger".

“Chúng tôi đã làm việc với Bộ Quốc phòng trong vài tuần qua. Một số thành phần không còn được bán trên thị trường, và vì vậy chúng tôi sẽ phải thiết kế lại một số thiết bị điện tử trong tên lửa. Điều đó sẽ khiến chúng tôi mất một chút thời gian", ông cho biết thêm.

Hoàng Nam (Theo Reuters)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/ten-lua-stinger-cua-my-dang-chay-hang-post192010.html