Tên thật của chị Dậu trong tác phẩm 'Tắt đèn' là gì?

Tên thật của chị Dậu – nhân vật chính trong ''Tắt đèn'' – từng được nhà văn Ngô Tất Tố nhắc đến, nhưng không phải ai cũng để ý. Bạn có nhớ không?

1. Tên thật của chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là gì?

A

Nguyễn Thị Dậu

B

Lê Thị Đào

Trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, nhân vật chính “chị Dậu” tên thật là Lê Thị Đào, lấy chồng tên Nguyễn Văn Dậu nên người ta gọi là chị Dậu. Chị Dậu được miêu tả là người phụ nữ phụ nữ vừa dịu dàng, đảm đang, thương con, thương chồng song cũng cứng cỏi, dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng.

C

Trần Thị Tý

D

Nguyễn Thị Hương

Tác giả Ngô Tất Tố.

Tác giả Ngô Tất Tố.

2. Tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố được xuất bản lần đầu vào năm nào?

A

1925

B

1931

C

1937

Tắt đèn lần đầu tiên được đăng dài kỳ trên báo Việt nữ vào năm 1937, sau đó xuất bản thành sách. Tác phẩm thuộc dòng văn học hiện thực phê phán, viết về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 20 dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

D

1942

Chị lấy chồng tên Nguyễn Văn Dậu nên người ta gọi là chị Dậu.

Chị lấy chồng tên Nguyễn Văn Dậu nên người ta gọi là chị Dậu.

3. Chị Dậu phải bán gì để lấy tiền nộp sưu cứu chồng?

A

Con trai út

B

Con gái đầu lòng

Vì túng quẫn và bị bức bách nộp sưu, chị Dậu buộc phải bán Cái Tý – cô con gái đầu lòng, mới chỉ 7 tuổi– cho nhà địa chủ Nghị Quế. Đây là một trong những tình tiết đắt giá phản ánh bi kịch gia đình nông dân, sự tha hóa của xã hội thời phong kiến thực dân.

C

Cả hai đứa con

D

Mảnh đất duy nhất trong nhà

Chị Dậu dứt ruột bán đi cái Tý - đứa con gái đầu lòng mới lên bảy và đàn chó mới đẻ cho vợ chồng lão Nghị Quế để lấy hai đồng nộp sưu.

Chị Dậu dứt ruột bán đi cái Tý - đứa con gái đầu lòng mới lên bảy và đàn chó mới đẻ cho vợ chồng lão Nghị Quế để lấy hai đồng nộp sưu.

4. Câu văn nổi tiếng kết thúc "Tắt đèn" là gì?

A

Trời nổi giông tố dữ dội

B

Chị khóc trong bóng tối

C

Buông tay, chị vội choàng dậy, mở cửa chạy té ra sân. Trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị.

Đây là câu kết biểu tượng, mang tính ám ảnh sâu sắc, thể hiện sự bế tắc, vô vọng của chị Dậu và người nông dân dưới chế độ thực dân phong kiến. Hình ảnh "tối đen như mực" trở thành biểu tượng cho cái số phận mù mịt, không lối thoát.

D

Làng quê nghèo chìm trong im lặng

5. "Tắt đèn" đã được dịch sang bao nhiêu ngôn ngữ?

A

2

B

5

Tính đến nay, Tắt đèn đã được dịch sang 5 thứ tiếng, bao gồm: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Hungary và Lào, góp phần đưa văn học Việt Nam ra thế giới và khẳng định giá trị vượt thời gian của tác phẩm.

C

10

D

Chưa từng được dịch

Tác phẩm "Tắt Đèn" được dịch sang 5 thứ tiếng.

Tác phẩm "Tắt Đèn" được dịch sang 5 thứ tiếng.

5. Ai là đạo diễn chuyển thể "Tắt đèn" thành phim Chị Dậu (1980)?

A

Nguyễn Hữu Phần

B

Đặng Nhật Minh

C

Bùi Tuấn Dũng

D

Phạm Văn Khoa

NSND Phạm Văn Khoa là đạo diễn lão luyện của điện ảnh cách mạng Việt Nam, nổi tiếng với các phim chuyển thể văn học. Chị Dậu (1980) được ông dồn nhiều tâm huyết, đến mức hoãn quay 5 năm chỉ để tìm diễn viên phù hợp. Bộ phim giành Huy chương Vàng tại Liên hoan phim Nantes (Pháp) và trở thành kinh điển.

Đạo diễn Phạm Văn Khoa hoãn quay 5 năm chỉ để tìm diễn viên phù hợp.

Đạo diễn Phạm Văn Khoa hoãn quay 5 năm chỉ để tìm diễn viên phù hợp.

6. Ai là diễn viên thủ vai chị Dậu trong bộ phim chuyển thể “Chị Dậu” (1980)?

A

Trà Giang

B

Lê Vân

Lê Vân – nữ diễn viên nổi tiếng với vẻ đẹp mộc mạc và diễn xuất đầy cảm xúc - đảm nhận vai chị Dậu trong phim Chị Dậu (1980) của đạo diễn Phạm Văn Khoa. Vai diễn này được xem là một trong những đỉnh cao nghệ thuật của cô và là màn hóa thân kinh điển, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả qua nhiều thế hệ.

C

Như Quỳnh

D

Lê Khanh

Lê Chi

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/ten-that-cua-chi-dau-trong-tac-pham-tat-den-la-gi-ar952499.html