Tết Độc lập về Lệ Thủy xem đua thuyền trên sông Kiến Giang

Những tay chèo đại diện cho các thôn, các xã đã cùng nhau tranh trên dòng Kiến Giang. Không khí tranh đua và cổ vũ làm cả một vùng quê trở nên náo nhiệt.

Những ngày cả nước hân hoan chào mừng ngày Quốc khánh 2/9, tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) người dân địa phương cùng du khách tứ xứ lại đổ về bên dòng sông Kiến Giang thơ mộng để cùng hòa mình vào không khí sôi nổi, náo nhiệt của lễ hội đua thuyền truyền thống.

Những ngày cả nước hân hoan chào mừng ngày Quốc khánh 2/9, tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) người dân địa phương cùng du khách tứ xứ lại đổ về bên dòng sông Kiến Giang thơ mộng để cùng hòa mình vào không khí sôi nổi, náo nhiệt của lễ hội đua thuyền truyền thống.

Bà Thắm, một người dân ở thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy cho biết, Tết Độc lập ở quê bà được mong chờ không khác gì Tết Nguyên đán. Khi đó những người con tha phương chọn làm dịp để trở về thăm quê và xem hội bơi, đua thuyền. Bà có đọc đọc thơ: “Dù ai đi tây về đông / Mồng 2 tháng 9 cũng mong về nhà / Về nhà xem hội quê ta / Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay”.

Bà Thắm, một người dân ở thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy cho biết, Tết Độc lập ở quê bà được mong chờ không khác gì Tết Nguyên đán. Khi đó những người con tha phương chọn làm dịp để trở về thăm quê và xem hội bơi, đua thuyền. Bà có đọc đọc thơ: “Dù ai đi tây về đông / Mồng 2 tháng 9 cũng mong về nhà / Về nhà xem hội quê ta / Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay”.

Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức thường niên nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần thượng võ trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Xuất phát từ hội bơi, đua của làng, của tổng với mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng bội thu, thi thố sức trai, sức gái để chuẩn bị vật lộn với mùa mưa bão, chế ngự thiên nhiên.

Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức thường niên nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần thượng võ trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Xuất phát từ hội bơi, đua của làng, của tổng với mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng bội thu, thi thố sức trai, sức gái để chuẩn bị vật lộn với mùa mưa bão, chế ngự thiên nhiên.

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2/9/1946, nhân dân Lệ Thủy đã tổ chức “ăn Tết Độc lập” và “Lễ hội bơi, đua thuyền” với quy mô cấp huyện. Từ đó đến nay, cứ vào ngày 2/9 hằng năm, sông Kiến Giang lại dậy vang tiếng reo hò, tiếng trống, tiếng mõ với những màn tranh đua quyết liệt của các thuyền đua trên sông.

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2/9/1946, nhân dân Lệ Thủy đã tổ chức “ăn Tết Độc lập” và “Lễ hội bơi, đua thuyền” với quy mô cấp huyện. Từ đó đến nay, cứ vào ngày 2/9 hằng năm, sông Kiến Giang lại dậy vang tiếng reo hò, tiếng trống, tiếng mõ với những màn tranh đua quyết liệt của các thuyền đua trên sông.

Bơi, đua thuyền trên sông và trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Lệ Thủy từ bao đời.

Bơi, đua thuyền trên sông và trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Lệ Thủy từ bao đời.

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang có sự tham gia của đông đảo đò bơi đến từ các làng, xã nơi sông Kiến Giang chảy qua. Người dân từ khắp các xã trong huyện không có đò bơi cũng tìm về trẩy hội, chung vui.

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang có sự tham gia của đông đảo đò bơi đến từ các làng, xã nơi sông Kiến Giang chảy qua. Người dân từ khắp các xã trong huyện không có đò bơi cũng tìm về trẩy hội, chung vui.

Sau 2 năm nghỉ ngơi vì đại dịch COVID-19, dòng Kiến Giang cũng đã nhộn nhịp trở lại. Năm nay lễ hội có sự tham gia của 24 đò bơi, đây là một trong những năm có số lượng đò bơi đông nhất tham gia. Bởi vì đã vắng bóng 2 năm trời, nên năm nay khi lễ hội quay trở lại, người dân Lệ Thủy lại càng háo hức, mong chờ hơn.

Sau 2 năm nghỉ ngơi vì đại dịch COVID-19, dòng Kiến Giang cũng đã nhộn nhịp trở lại. Năm nay lễ hội có sự tham gia của 24 đò bơi, đây là một trong những năm có số lượng đò bơi đông nhất tham gia. Bởi vì đã vắng bóng 2 năm trời, nên năm nay khi lễ hội quay trở lại, người dân Lệ Thủy lại càng háo hức, mong chờ hơn.

Những tay chèo là trai làng cường tráng sẽ thể hiện sức khỏe bền bỉ và sự khéo léo để đưa con thuyền của làng, xã băng băng trên mặt nước với một vị trí tốt khi về đích.

Những tay chèo là trai làng cường tráng sẽ thể hiện sức khỏe bền bỉ và sự khéo léo để đưa con thuyền của làng, xã băng băng trên mặt nước với một vị trí tốt khi về đích.

Khi tiếng pháo hiệu được bắn, những tay chèo bắt đầu tranh đua.

Khi tiếng pháo hiệu được bắn, những tay chèo bắt đầu tranh đua.

Từ hai bên bờ sông, nườm nượp người dân dùng mọi cách từ hò hét, vẫy gọi, thúc giục để tiếp tình thần cho đội bơi của thôn, của xã mình.

Từ hai bên bờ sông, nườm nượp người dân dùng mọi cách từ hò hét, vẫy gọi, thúc giục để tiếp tình thần cho đội bơi của thôn, của xã mình.

Những vật dụng trong gian bếp được chị em đưa ra bờ sông làm công cụ cổ vũ.

Những vật dụng trong gian bếp được chị em đưa ra bờ sông làm công cụ cổ vũ.

Những em nhỏ cũng háo hức theo ba mẹ đi xem ngày hội của quê nhà.

Những em nhỏ cũng háo hức theo ba mẹ đi xem ngày hội của quê nhà.

Sau chặng đua dài, đội đua của chị em đã về đích. Khán giả lại chờ đợi thuyền của những đội đua nam tranh tài.

Sau chặng đua dài, đội đua của chị em đã về đích. Khán giả lại chờ đợi thuyền của những đội đua nam tranh tài.

Hùng Trần

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//tet-doc-lap-ve-le-thuy-xem-dua-thuyen-tren-song-kien-giang-169220902105407354.htm