Tết Nguyên tiêu ở TP.HCM: Chùa đông nghịt khách, chùa lác đác vài người

Nghịch lý Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng) năm nay ở TP.HCM là chùa thì đông nghịt khách, chùa lại đìu hiu vắng vẻ.

Theo quan niệm của người Việt, trong năm có 3 ngày rằm lớn là rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10 hay còn gọi Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu), Tết Trung nguyên và Tết Hạ nguyên. Những ngày này, người ta thường đi chùa để cầu an, cầu may, cầu tài lộc...

Theo quan niệm của người Việt, trong năm có 3 ngày rằm lớn là rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10 hay còn gọi Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu), Tết Trung nguyên và Tết Hạ nguyên. Những ngày này, người ta thường đi chùa để cầu an, cầu may, cầu tài lộc...

Sáng rằm tháng Giêng năm Tân Sửu (26/2), chùa Vĩnh Nghiêm (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM) đông đúc và nhộn nhịp hơn hẳn những ngày qua. Người đến lễ chùa đứng như kín sân. Ai cũng mong muốn thắp hương trước đức Phật để cầu mong một năm tốt lành. Hầu hết người tới chùa lễ đeo khẩu trang, rửa tay trước và sau khi vào chánh điện hành lễ.

Sáng rằm tháng Giêng năm Tân Sửu (26/2), chùa Vĩnh Nghiêm (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM) đông đúc và nhộn nhịp hơn hẳn những ngày qua. Người đến lễ chùa đứng như kín sân. Ai cũng mong muốn thắp hương trước đức Phật để cầu mong một năm tốt lành. Hầu hết người tới chùa lễ đeo khẩu trang, rửa tay trước và sau khi vào chánh điện hành lễ.

Anh Nguyễn Hoàng Tân (32 tuổi, ngụ Quận 5, TP.HCM) đến lễ chùa với mong muốn cầu bình an cho bản thân và gia đình. "Năm nào mình cũng đi lễ chùa Vĩnh Nghiêm, mọi năm lễ xong mình còn thăm thú trong chùa nhưng năm nay xong thì về liền vì hạn chế tập trung đông người đảm bảo phòng dịch COVID-19", anh Tân nói.

Anh Nguyễn Hoàng Tân (32 tuổi, ngụ Quận 5, TP.HCM) đến lễ chùa với mong muốn cầu bình an cho bản thân và gia đình. "Năm nào mình cũng đi lễ chùa Vĩnh Nghiêm, mọi năm lễ xong mình còn thăm thú trong chùa nhưng năm nay xong thì về liền vì hạn chế tập trung đông người đảm bảo phòng dịch COVID-19", anh Tân nói.

Rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên của năm mới, thường được dân gian gọi là "Thiên quan tấn phước", đầu năm cúng để cầu mong năm mới phước lành, gặp nhiều điều may mắn, mưa thuận gió hòa, cả năm hanh thông. Vốn người Việt xưa gắn với nông nghiệp nên mưa thuận gió hòa là điều đặc biệt quan trọng, người Việt lại coi trọng cái ban đầu, quan niệm rằng "đầu xuôi đuôi lọt" nên thường nói "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng".

Rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên của năm mới, thường được dân gian gọi là "Thiên quan tấn phước", đầu năm cúng để cầu mong năm mới phước lành, gặp nhiều điều may mắn, mưa thuận gió hòa, cả năm hanh thông. Vốn người Việt xưa gắn với nông nghiệp nên mưa thuận gió hòa là điều đặc biệt quan trọng, người Việt lại coi trọng cái ban đầu, quan niệm rằng "đầu xuôi đuôi lọt" nên thường nói "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng".

Một người đàn ông phóng sinh những chú chim trong ngày rằm tháng Giêng với mong muốn dưỡng tâm tích đức. Theo một số tài liệu, việc phóng sinh theo tinh thần Phật giáo nhằm mục đích dưỡng tâm từ bi đối với mọi loài chúng sinh. Không sát sinh, ngăn ngừa việc ác, làm thêm việc thiện, thì phước đức và công đức gấp bội.

Một người đàn ông phóng sinh những chú chim trong ngày rằm tháng Giêng với mong muốn dưỡng tâm tích đức. Theo một số tài liệu, việc phóng sinh theo tinh thần Phật giáo nhằm mục đích dưỡng tâm từ bi đối với mọi loài chúng sinh. Không sát sinh, ngăn ngừa việc ác, làm thêm việc thiện, thì phước đức và công đức gấp bội.

Khác với sự đông đúc, nhộn nhịp của chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Pháp Hoa vắng vẻ hơn trong ngày rằm tháng Giêng. Chùa Pháp Hoa được Hòa thượng Đạo Hạ Thanh người Quảng Nam thành lập năm 1928 (năm Mậu Thìn). Trước đây, chùa chỉ có mái tranh, vách ván, được xây dựng tại vùng thôn quê thuộc ấp Đông Sơn Nhì, xã Phú Nhuận, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay là Phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Khác với sự đông đúc, nhộn nhịp của chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Pháp Hoa vắng vẻ hơn trong ngày rằm tháng Giêng. Chùa Pháp Hoa được Hòa thượng Đạo Hạ Thanh người Quảng Nam thành lập năm 1928 (năm Mậu Thìn). Trước đây, chùa chỉ có mái tranh, vách ván, được xây dựng tại vùng thôn quê thuộc ấp Đông Sơn Nhì, xã Phú Nhuận, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay là Phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Trong ngày Tết Nguyên tiêu, chùa Pháp Hoa có lác đác vài nhóm khách đến thắp hương, hành lễ.

Trong ngày Tết Nguyên tiêu, chùa Pháp Hoa có lác đác vài nhóm khách đến thắp hương, hành lễ.

Cũng giống như bao người khác, chị Thu Lan (36 tuổi, ngụ Quận 1, TP.HCM) đến chùa Pháp Hoa ngày rằm tháng Giêng để cầu mong một năm mọi sự đều thuận lợi, may mắn và bình an. "Rằm tháng Giêng là rằm lớn nhất, mình đi chùa đầu năm mới để cả năm may mắn, hạnh phúc và cũng mong năm nay dịch bệnh mau qua, cuộc sống trở lại bình thường", chị Lan cho biết.

Cũng giống như bao người khác, chị Thu Lan (36 tuổi, ngụ Quận 1, TP.HCM) đến chùa Pháp Hoa ngày rằm tháng Giêng để cầu mong một năm mọi sự đều thuận lợi, may mắn và bình an. "Rằm tháng Giêng là rằm lớn nhất, mình đi chùa đầu năm mới để cả năm may mắn, hạnh phúc và cũng mong năm nay dịch bệnh mau qua, cuộc sống trở lại bình thường", chị Lan cho biết.

Người đi lễ chùa Pháp Hoa hầu như đều đeo khẩu trang để đảm bảo phòng dịch. Nhiều người cũng ý thức không nán lại chùa lâu khi lễ xong để tránh tụ tập đông người. Chùa cũng đặt các máy rửa tay tự động ngoài cửa, đồng thời phát thanh nhắc nhở người đi chùa thực hiện các biện pháp phòng dịch.

Người đi lễ chùa Pháp Hoa hầu như đều đeo khẩu trang để đảm bảo phòng dịch. Nhiều người cũng ý thức không nán lại chùa lâu khi lễ xong để tránh tụ tập đông người. Chùa cũng đặt các máy rửa tay tự động ngoài cửa, đồng thời phát thanh nhắc nhở người đi chùa thực hiện các biện pháp phòng dịch.

Trong khi đó, tại chùa Ngọc Hoàng hay còn có tên là Phước Hải (Quận 1, TP.HCM), người đi lễ đứng ngoài cổng do chùa hạn chế người vào (chỉ 3 người vào một lần) để đảm bảo phòng dịch. Chùa kiểm tra từng người đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và rửa tay trước khi vào. Hầu hết mọi người đều tuân thủ phòng dịch, có một vài người đã gửi lễ hoặc hành lễ ngay ngoài cổng.

Trong khi đó, tại chùa Ngọc Hoàng hay còn có tên là Phước Hải (Quận 1, TP.HCM), người đi lễ đứng ngoài cổng do chùa hạn chế người vào (chỉ 3 người vào một lần) để đảm bảo phòng dịch. Chùa kiểm tra từng người đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và rửa tay trước khi vào. Hầu hết mọi người đều tuân thủ phòng dịch, có một vài người đã gửi lễ hoặc hành lễ ngay ngoài cổng.

Theo TS Trần Long, Giảng viên khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM), Tết Nguyên tiêu tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người Việt ăn rằm tháng Giêng vào ngày 15/1 Âm lịch, trùng với ngày Tết Nguyên tiêu của Trung Quốc. Vào ngày này, người dân thường cúng bái tổ tiên, trời đất và đi chùa cúng dường để cầu bình an trong cuộc sống. Tuy nhiên, năm nay do dịch COVID-19 nên TS Long cho rằng, thay vì đi chùa cầu an, người dân có thể cúng tại nhà và làm nhiều việc thiện.

Theo TS Trần Long, Giảng viên khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM), Tết Nguyên tiêu tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người Việt ăn rằm tháng Giêng vào ngày 15/1 Âm lịch, trùng với ngày Tết Nguyên tiêu của Trung Quốc. Vào ngày này, người dân thường cúng bái tổ tiên, trời đất và đi chùa cúng dường để cầu bình an trong cuộc sống. Tuy nhiên, năm nay do dịch COVID-19 nên TS Long cho rằng, thay vì đi chùa cầu an, người dân có thể cúng tại nhà và làm nhiều việc thiện.

MAI THY

Nguồn VTC: https://vtc.vn/tet-nguyen-tieu-o-tp-hcm-chua-dong-nghit-khach-chua-lac-dac-vai-nguoi-ar598072.html