Thái giám âm thầm giấu thứ gì trong giày khi hầu hạ hoàng đế?

Ở Trung Quốc thời phong kiến, thái giám chăm lo mọi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của hoàng đế và hậu cung. Thái giám cuối cùng của nhà Thanh đã tiết lộ các hoạn quan thường giấu một thứ trong giày để có thể sinh tồn trong hoàng cung.

Cùng với cung nữ, thái giám là người làm những công việc nặng nhọc, vất vả phục vụ nhu cầu ăn uống, trang phục và sinh hoạt hàng ngày của hoàng đế và các phi tần trong hậu cung.

Cùng với cung nữ, thái giám là người làm những công việc nặng nhọc, vất vả phục vụ nhu cầu ăn uống, trang phục và sinh hoạt hàng ngày của hoàng đế và các phi tần trong hậu cung.

Do hầu hạ nhà vua và các phi tần nên các hoạn quan phải làm việc cẩn thận, tỉ mỉ cũng như chú ý lời ăn tiếng nói để không khiến chủ tử tức giận, trách phạt.

Do hầu hạ nhà vua và các phi tần nên các hoạn quan phải làm việc cẩn thận, tỉ mỉ cũng như chú ý lời ăn tiếng nói để không khiến chủ tử tức giận, trách phạt.

Để sinh tồn trong Tử Cấm Thành hoa lệ nhưng vô cùng khắc nghiệt, hoạn quan có một số "bí kíp". Tôn Diệu Đình (1902 - 1996) là thái giám cuối cùng của nhà Thanh đã tiết lộ một số bí mật sau khi rời khỏi hoàng cung.

Để sinh tồn trong Tử Cấm Thành hoa lệ nhưng vô cùng khắc nghiệt, hoạn quan có một số "bí kíp". Tôn Diệu Đình (1902 - 1996) là thái giám cuối cùng của nhà Thanh đã tiết lộ một số bí mật sau khi rời khỏi hoàng cung.

Theo hoạn quan Tôn Diệu Đình, do hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên ông đã vào cung làm thái giám khi 15 tuổi. Kể từ khi vào cung, ông làm việc vất vả suốt cả ngày và có rất ít thời gian nghỉ ngơi.

Theo hoạn quan Tôn Diệu Đình, do hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên ông đã vào cung làm thái giám khi 15 tuổi. Kể từ khi vào cung, ông làm việc vất vả suốt cả ngày và có rất ít thời gian nghỉ ngơi.

Việc hầu hạ hoàng đế và các phi tần trong suốt thời gian dài khiến Tôn Diệu Đình cũng như nhiều hoạn quan khác rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ.

Việc hầu hạ hoàng đế và các phi tần trong suốt thời gian dài khiến Tôn Diệu Đình cũng như nhiều hoạn quan khác rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ.

Thế nhưng, nếu bị phát hiện ngủ gật thì thái giám sẽ phải chịu hình phạt, nhẹ thì phạt trượng, nặng có thể bị chủ nhân ban chết. Do vậy, Tôn Diệu Đình tìm cách giữ đầu óc tỉnh táo, không ngủ gật để chủ nhân gọi lúc nào có thể nhanh chóng có mặt hầu hạ.

Thế nhưng, nếu bị phát hiện ngủ gật thì thái giám sẽ phải chịu hình phạt, nhẹ thì phạt trượng, nặng có thể bị chủ nhân ban chết. Do vậy, Tôn Diệu Đình tìm cách giữ đầu óc tỉnh táo, không ngủ gật để chủ nhân gọi lúc nào có thể nhanh chóng có mặt hầu hạ.

Tôn Diệu Đình là người thông minh, nhanh nhạy và giỏi quan sát. Nhờ vậy, ông biết được thái giám "lão làng" trong cung không muốn người khác động vào giày của mình. Do vậy, ông muốn tìm hiểu xem đôi giày của họ cất giấu bí mật gì.

Tôn Diệu Đình là người thông minh, nhanh nhạy và giỏi quan sát. Nhờ vậy, ông biết được thái giám "lão làng" trong cung không muốn người khác động vào giày của mình. Do vậy, ông muốn tìm hiểu xem đôi giày của họ cất giấu bí mật gì.

Để biết được bí mật, Tôn Diệu Đình tìm cơ hội mời sư phụ của mình là một thái giám lâu năm trong cung ăn cơm, uống rượu. Khi sư phụ trong men say không còn tỉnh táo, Tôn Diệu Đình đã cởi giày của hoạn quan và phát hiện bên trong có giấu một chiếc "ké đầu ngựa" (hay còn gọi là "thương nhĩ" - một loài thực vật họ cúc).

Để biết được bí mật, Tôn Diệu Đình tìm cơ hội mời sư phụ của mình là một thái giám lâu năm trong cung ăn cơm, uống rượu. Khi sư phụ trong men say không còn tỉnh táo, Tôn Diệu Đình đã cởi giày của hoạn quan và phát hiện bên trong có giấu một chiếc "ké đầu ngựa" (hay còn gọi là "thương nhĩ" - một loài thực vật họ cúc).

Thân của quả này có rất nhiều gai nhọn nên nếu dính vào quần áo sẽ rất khó để gỡ sạch. Trong trường hợp để trong giày, những gai nhọn đó sẽ đâm vào chân khiến thái giám đau đớn đến mức tỉnh ngủ.

Thân của quả này có rất nhiều gai nhọn nên nếu dính vào quần áo sẽ rất khó để gỡ sạch. Trong trường hợp để trong giày, những gai nhọn đó sẽ đâm vào chân khiến thái giám đau đớn đến mức tỉnh ngủ.

Thêm nữa, việc đặt quả ké đầu ngựa vào trong giày khiến các thái giám bước đi nhẹ nhàng hơn để tránh giẫm mạnh lên chúng khiến bản thân đau đớn. Nhờ di chuyển nhẹ nhàng, thái giám không gây ra tiếng động lớn khiến hoàng đế và các phi tần khó chịu. Nhờ vậy, Tôn Diệu Đình và nhiều thái giám có thể giữ được mạng sống và sống yên ổn trong cung.

Thêm nữa, việc đặt quả ké đầu ngựa vào trong giày khiến các thái giám bước đi nhẹ nhàng hơn để tránh giẫm mạnh lên chúng khiến bản thân đau đớn. Nhờ di chuyển nhẹ nhàng, thái giám không gây ra tiếng động lớn khiến hoàng đế và các phi tần khó chịu. Nhờ vậy, Tôn Diệu Đình và nhiều thái giám có thể giữ được mạng sống và sống yên ổn trong cung.

Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/thai-giam-am-tham-giau-thu-gi-trong-giay-khi-hau-ha-hoang-de-1897104.html