Thái giám có quyền lực nhất của nhà Thanh và những bí ẩn chưa có lời giải

Cuộc đời Lý Liên Anh để lại cho hậu thế đầy rẫy những câu chuyện nghi hoặc. Ngay cả cái chết của ông cũng là câu hỏi bí ẩn vẫn chưa có lời giải.

Lý Liên Anh là người thân cận và tâm phúc của . Ông là Đại tổng quản hay Tổng quản thái giám trong thời kỳ Từ Hi còn đương nhiệm và là nhân vật có thực quyền thậm chí lấn át cả vua và đã làm loạn cả hậu cung .

Hoạn quan có quyền lực nhất đời nhà Thanh

Xuất thân là kép hát, Lý Liên Anh được cho là rất đẹp trai, hát hay, được Từ Hy sủng ái, tới mức ông nói gì, bà ta cũng nghe, ông ta tự phụ, tự coi là ngang với bà. Tương truyền vua Hàm Phong biết trước rằng sau này bà sẽ là một tai họa cho nhà Thanh nên trước khi chết đã để lại di chúc bảo phải giết đi, nhưng viên thái giám Lý Liên Anh cho bà hay rồi hủy di chúc này, giúp đỡ bà đưa Đồng Trị lên ngôi. Lý Liên Anh từ đó thành sủng thần của Từ Hi, tham ô, làm loạn trong cung.

Thái giám Lý Liên Anh khi còn phụng sự trong hậu cung

Thái giám Lý Liên Anh khi còn phụng sự trong hậu cung

Núp bóng Lão phật gia Từ Hy, hoạn quan này đã vơ vét rất nhiều tài sản, làm giàu cho bản thân và gia tộc mình. Có quan điểm cho rằng, thời ấy, mức độ giàu sang của gia tộc họ Lý còn vượt trội hơn cả hoàng thất. Những năm cuối thời , thiên hạ từng đồn, riêng số bạc tại kinh thành của thái giám này đã lên đến 1.600 vạn lượng. Thêm vào đó là cơ man những địa sản và ngọc ngà châu báu được tích trữ trong nhà.

Lý Liên Anh nô tài được Từ Hy Thái Hậu sủng ái nhất

Lý Liên Anh nô tài được Từ Hy Thái Hậu sủng ái nhất

Sau khi Từ Hy thái hậu băng hà vào năm Quang Tự thứ 34, Lý Liên Anh như “đứa trẻ mất mẹ”, trở nên lạc lõng, bơ vơ giữa triều đình. Lo xong tang lễ cho bà hoàng, ông cáo lão với Long Dụ thái hậu, xuất cung lui về ở ẩn tại Nam Hoa Viên. Đây chính là nơi được Từ Hy thái hậu vì sủng ái mà ban tặng.

Bí ẩn khó giải về cái chết của Lý Liên Anh

Sau khi trở về nhà riêng ở ngõ Miên Hoa, Bắc Kinh, Lý Liên Anh cả ngày chỉ ăn chay, niệm Phật không đi ra ngoài.

Ba năm sau, tức vào ngày 4/3/1911, Lý Liên Anh qua đời, hưởng thọ 63 tuổi. Dẫu rằng, số phận một con người đã khép lại, nhưng những bí ẩn liên quan tới thân thế lẫn phần kết lạ lùng của cuộc đời ông ta thì vẫn luôn là dấu hỏi lớn. Tìm trong hồ sơ và mộ chí minh của triều Thanh thì chỉ thấy ghi vẻn vẹn có một chữ “chết” mà không rõ nguyên nhân.

Chân dung Lý Liên Anh những ngày cuối đời

Chân dung Lý Liên Anh những ngày cuối đời

Năm 1966, khi mở quan tài của Lý Liên Anh, ngoài những trân châu, ngọc phỉ thúy, mã não..., người ta không khỏi “dựng tóc gáy” vì phần thi thể của thái giám này chỉ còn trơ lại mỗi đầu lâu và một bím tóc dài. Vì sao hài cốt của hoạn quan này lại thiếu mất phần thân? Phải chăng, ông ta đã bị sát hại tới nỗi chết chẳng toàn thây?

Có quan điểm cho rằng, Lý Liên Anh đã bị Long Dụ hoàng hậu ép phải chết. Riêng số tài sản khổng lồ mà một đời ông ta gom góp, tận thu được đã bị bà hoàng đem phát tán khắp nơi. Dẫu vậy, mọi chuyện vẫn kín như bưng, sử sách không hề ghi chép bất cứ chi tiết nào, bởi xét cho cùng, sát hại hoạn quan từng được Từ Hy thái hậu sủng ái hết mực là chuyện kinh thiên động địa trong chốn hoàng cung bấy giờ.

Cũng có người đồn đại, Lý Liên Anh cả đời chuyên ăn của đút, thường dùng quỷ kế để làm loạn cung đình, đắc tội với nhiều người. Vì vậy, rời cung được ít lâu, đại thái giám bị sát hại. Thậm chí, dân gian còn lưu truyền, Lý Liên Anh bị cướp sạch tài sản và giết chết tại vùng biên giữa Sơn Đông và Hà Bắc. Một nhát dao của lũ đạo tặc khiến ông mất mạng. Hai kẻ hầu vì hoảng loạn đã vội vã tháo chạy, chỉ kịp nhặt đầu của chủ nhân mang đi chôn cất.

Thái giám "quyền lực" nhất nhà Thanh tạo hình trong phim cổ trang

Thái giám "quyền lực" nhất nhà Thanh tạo hình trong phim cổ trang

Còn theo ghi chép trong “Thanh bái loại sao” và hồi ức của hậu thế gia tộc họ Lý, đại thái giám chết vì bệnh tật.

Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, sở dĩ, hài cốt của Lý Liên Anh mất đi phần thân là do tập tục chôn cất dành riêng cho các thái giám thời bấy giờ. Theo quan niệm mê tín của người Trung Quốc, khi chôn cất, những phần thi thể không còn đầy đủ bộ phận sẽ là nỗi sỉ nhục với tổ tiên.

Theo đó, vong hồn cũng không đủ tư cách diện kiến tổ tông mình nơi chín suối. Thái giám vốn là những người khuyết thiếu bộ phận sinh dục trên cơ thể. Vì vậy, sau khi qua đời, họ hàng sẽ chỉ lưu lại phần đầu ở mộ chính, phần thân đã bị cắt bỏ sẽ được đem chôn ở nơi khác.

Theo Thu/Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/thai-giam-co-quyen-luc-nhat-cua-nha-thanh-va-nhung-bi-an-chua-co-loi-giai/20200328092801390