Theo thông báo, cuộc tập trận sẽ bắt đầu kể từ ngày 14/8 và kéo dài trong 11 ngày tại căn cứ không quân ở tỉnh Udon Thani, Đông Bắc Thái Lan.
Không quân Hoàng gia Thái Lan dự kiến sẽ không sử dụng tiêm kích F-16 do Mỹ chế tạo trong cuộc tập trận sắp tới. Thay vào đó, các máy bay chiến đấu hạng nhẹ JAS-39 Gripen (do Thụy Điển sản xuất) và máy bay tấn công hạng nhẹ Alpha Jet (do Đức sản xuất) sẽ được triển khai tham gia diễn tập.
Trong khi đó, theo một số nguồn tin báo chí, Trung Quốc dự kiến sẽ triển khai một số dòng máy bay tiêm kích gồm J-10C/S, JH-7AI và máy bay cảnh báo sớm KJ-500 tham gia diễn tập. Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên.
Tập trận không quân Falcon Strike là hoạt động diễn tập hợp đồng tác chiến thường niên giữa lực lượng không quân Thái Lan và Trung Quốc kể từ năm 2015.
Cuộc tập trận này đã buộc phải hủy vào các năm 2020 và 2021 do đại dịch Covid-19 sau 4 lần tổ chức trước đó.
Cả phía Thái Lan và Trung Quốc đều tuyên bố cuộc tập trận sẽ góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả phối hợp giữa lực lượng Không quân của hai nước, đóng góp vào việc duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực.
Hiệu suất chiến đấu tốt, giá thành khai thác rẻ, khung thân có độ bền bỉ cao của chiến đấu cơ JAS-39, được đánh giá không hề thua kém F-16 và MiG-29.
Nhưng do vị thế của Thụy Điển trên trường quốc tế không mấy ảnh hưởng nên dòng chiến đấu cơ này ít được phổ biến hơn hai đối thủ của nó.
Chiến đấu cơ là dòng mặt hàng chất lượng cao với kỹ thuật hàng không tinh vi hiện đại kèm theo một giá bán siêu đắt đỏ. Chính vì thế việc bán và mua chiến đấu cơ thường được các quốc gia tính toán rất kỹ.
Việc bán những chiến đấu cơ không những giúp các quốc gia chế tạo thu được khoản tiền khổng lồ, mà còn có thể thu lợi từ bán vũ khí kèm theo, việc bão dưỡng và nâng cấp vòng đời những chiến đấu cơ này (Hình ảnh buồng lái hiện đại của chiến đấu cơ JAS-39E mới nhất của Thụy Điển).
Đổi lại các quốc gia mua chúng cũng cần những thỏa thuận ngầm với sự cam kết ủng hộ đường lối chính sách từ chính các quốc gia thiết kế và bán ra những chiến đấu cơ này.
Vì vậy các quốc gia chế tạo càng có vị thế trên trường quốc tế cao, càng dễ bán được hàng. Trong lĩnh vực chiến đấu cơ hạng nhẹ đại diện điển hình là MiG-29, F-16 và JAS-39. Tuy nhiên sản phẩm của Nga và Mỹ thường được ưa chuộng hơn so với của Thụy Điển.
JAS 39 Gripen là chiến đấu cơ đa nhiệm hạng nhẹ được Thụy Điển chế tạo và đưa vào biên chế năm 1995. Dòng máy bay này vừa có thể đảm đương nhiệm vụ của máy bay chiến đấu và trinh sát.
Chiếc JAS-39 Gripen có chiều dài 12m, sải cánh 8m, chiều cao 4,5m, trọng lượng cất cánh thông thường 8.720kg, trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 14.000kg.
Một số phiên bản trang bị động cơ của Mỹ sản xuất nên có khả năng cất cánh tối đa lên tới 16.000 kg.
Máy bay được trang bị một động cơ phản lực Volvo Flygmotor RM12 cực mạnh giúp Saab JAS 39 Gripen có thể đạt tốc độ tối đa 2.450km/h, tầm hoạt động 3.250km và đạt trần bay 16km.
Ngoài ra chúng cũng có thể trang bị động cơ General Electric F414-GE-39E do Mỹ sản xuất với hiệu suất hoạt động vượt trội.
JAS-39 có tính năng tùy biến, có khả năng nâng cấp về cả động cơ lẫn các thiết bị điện tử và vũ khí, đảm bảo không bị lạc hậu trong điều kiện chiến tranh hiện đại, sử dụng công nghệ cao.
JAS 39 Gripen được trang bị vũ khí khá mạnh với pháo 27mm Mauser BK 27, ngoài ra, chúng còn có 6 giá treo vũ khí giúp chiến đấu cơ này có thể trang bị nhiều loại tên lửa và bom hết sức đa dạng từ Mỹ, Pháp và Châu Âu.
JAS 39 Gripen được trang bị vũ khí khá mạnh với pháo 27mm Mauser BK 27, ngoài ra, chúng còn có 6 giá treo vũ khí giúp chiến đấu cơ này có thể trang bị nhiều loại tên lửa và bom hết sức đa dạng từ Mỹ, Pháp và Châu Âu.
Thiết kế đặc biệt giúp JAS 39 Gripen có thể vừa bay gần như thẳng đứng (tạo góc 70-80 độ) vừa tấn công mục tiêu đối phương.
Máy bay được trang bị hệ thống thiết bị điện tử của Ericsion với radar tầm xa PS-05 có khả năng phát hiện, định vị, cơ động và theo dõi nhiều mục tiêu cả trên không, trên biển hay trên mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết.
Khi mục tiêu tiến vào khoảng cách nguy hiểm, ngay lập tức màn hình sẽ tự động cảnh báo với màu đỏ của mục tiêu, đồng thời tín hiệu cảnh báo liên tục được phát ra, khóa công tác vũ khí tự động mở để sẵn sàng đợi lệnh khai hỏa từ phi công.
PS-05 có thể dẫn đường cùng lúc cho 4 tên lửa không đối không tiến công 4 mục tiêu khác nhau. Khi mục tiêu tiến gần đến bán kính nguy hiểm, màn hình trong buồng lái JAS-39 Gripen F sẽ hiển thị với cảnh báo với màu vàng để phi công có thời gian xử lý.
Các phiên bản hiện đại của JAS-39 còn sử dụng radar mảng pha điện tử chủ động cho hiệu suất bắt bám mục tiêu thậm chí còn tốt hơn cả Su-35 vốn chỉ trang bị radar mang pha điện tử bán chủ động.
Radar cho chiến đấu cơ mạnh nhất của Nga hiện nay trên lý thuyết có thể phát hiện máy bay đối phương ở tầm xa 400km, tuy nhiên đó phải là mục tiêu bay có diện tích phản xạ radar (RCS) 3m2 trở nên, vì vậy tầm phát hiện giảm xuống còn 100km đối với máy bay chiến đấu hạng nhẹ như JAS-39 vốn chỉ có RCS 0,5m2.
Trong khi đó nhờ trang bị radar mảng pha chủ động nên radar trên JAS-39 phiên bản mới có thể phát hiện tiêm kích hạng nhẹ như MiG-29 và F-16 từ khoảng cách hơn 200km.
Trong không chiến hiện đại, việc phát hiện ra đối thủ trước được coi là yếu tố sống còn hàng đầu để giành chiến thắng.
Hiện tại tầm bắn của các tên lửa không đối không đã lên tới gần 200km. Đối với tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn thì cần quan tâm tới thông số NEZ (Vùng không thể trốn thoát), đây là thuật ngữ để chỉ khu vực mà trong đó máy bay đối phương không thể sử dụng sự cơ động thuần túy để tránh tên lửa được nữa
Tên lửa không chiến tầm xa R-77 của Nga có tầm bắn từ 90-170 km (có phạm vi NEZ được xác định là 40 km).
Trong khi đó JAS-39 lại sử dụng tên lửa Meteor có tầm bắn 185 km và chỉ số NEZ cực kỳ ấn tượng lên tới 100 km.
Tên lửa không đối không Meteor cũng được đánh giá vượt trội hơn dòng tên lửa AIM-120 trang bị tiêu chuẩn trên F-16 cũng như các loại máy bay khác của Mỹ.
Về giá bán của các phiên bản hiện đại thì MiG-29 có giá khoảng 60 triệu USD, trong khi của JAS-39 vào khoảng 70 triệu, con số này ở phiên bản F-16 là 80 triệu USD.
Tuổi thọ khung thân của JAS-39 hiện nay là 10.000 giờ bay, trong khi của F-16 là 8.000 giờ bay, còn MiG-29 chỉ khoảng 4.000 giờ bay.
Việc có tuổi thọ khung thân bền bỉ sẽ giúp cho việc bảo trì, vận hành và nâng cấp được dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn trong suốt thời gian chiến đấu cơ nằm trong biên chế.
Chi phí vận hành của JAS -39 là điểm vượt trội so với F-16 và MiG-29. Cụ thể một giờ bay chỉ tiêu tốn 4.700 USD trong khi MiG-29 là 16.000 USD và F-16 là 20.000 USD.
Như vậy xét về tổng thể hiệu năng khai thác và chiến đấu, JAS-39 của Thụy Điển đang tốt hơn cả F-16 của Mỹ và MiG-29 của Nga.
Tuy nhiên độ phổ biến thì F-16 lại đang dẫn đẫu với số lượng khoảng 5.000 chiếc được sản xuất và hiện diện tại 24 quốc gia. Hiện nay phiên bản F-16 Block 70/72(F-16V) vẫn đang được Mỹ sản xuất.
Trong khi chiến đấu cơ MiG-29 được sản xuất với tổng số khoảng 1.600 chiếc và được 26 quốc gia đang sử dụng. Hiện nay Nga gần như không còn sản xuất mới MiG-29, mà chủ yếu nâng cấp.
Từ khung thân của phiên bản MiG-29OVT, Nga phát triển thành MiG-35. Đây là dòng máy bay thế hệ 4.5 cực mạnh, tuy thế chúng vẫn chưa tìm được khách hàng.
Ở dòng chiến đấu cơ JAS-39 của Thụy Điển thì số lượng sản xuất mới chỉ đạt 271 chiếc và chỉ 8 quốc gia đang sử dụng. Tại Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia đang sở hữu dòng máy bay JAS-39 nhiều nhất với số lượng 12 chiếc.
Việt Hùng