Thái Nguyên: Xây dựng tỉnh công nghiệp hiện đại điểm nhấn nhiệm kỳ mới

Nhiệm kỳ mới tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ ngày 1113/10/2020, đồng chí Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Thái Nguyên xác định rõ vai trò, vị trí trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội.

Dấu ấn nhiệm kỳ 2015-2020

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã có 19/19 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra (trong đó có 14/19 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức).

Những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ 2015-2020, đồng chí Trịnh Việt Hùng- Phó chủ tịch thường trực UBND Tỉnh Thái Nguyên chia sẻ tại phiên khai mạc sáng 12/10 “ tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đạt được nhiều thành tựu như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 11,1%/năm; GRDP bình quân đầu người tăng từ 51 triệu đồng/người năm 2015 lên 90 triệu đồng/người năm 2020; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16,3%/năm, vươn lên đứng thứ 2 trong vùng Thủ đô Hà Nội, đứng đầu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 13,1%/năm về trước mục tiêu Nghị quyết 2 năm. Tổng thu ngân sách nhà nước trong cân đối tăng bình quân 16,3%/năm (từ 7.484 tỷ đồng năm 2015 lên 15.555 tỷ đồng năm 2020), với kết quả này, trong 5 năm liên tiếp (2015 - 2019) Thái Nguyên là tỉnh đứng thứ nhất trong các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, đứng thứ 17 trong cả nước về thu ngân sách.

Cũng tại báo cáo tham luận này, đồng chí Trịnh Việt Hùng nhấn mạnh các giải pháp để thu hút đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng 8% giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên cần tập trung xây dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi và thông thoáng, minh bạch bắt đầu bằng việc gửi đi thông điệp rõ ràng về định hướng phát triển của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Tổ chức quy hoạch không gian bài bản gắn với định hướng và chiến lược phát triển công nghiệp; đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ vùng công nghiệp kết nối với hệ thống đường cao tốc quốc gia; hình thành quỹ đất phục vụ sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất với tỉnh Thái Nguyên».

 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên

 Đồng chí Trịnh Việt Hùng- Phó chủ tịch thường trực UBND nhấn mạnh tại báo cáo tham luận, mục tiêu phát triển kinh tế hướng công nghiệp hiện đại

Đồng chí Trịnh Việt Hùng- Phó chủ tịch thường trực UBND nhấn mạnh tại báo cáo tham luận, mục tiêu phát triển kinh tế hướng công nghiệp hiện đại

Có thể thấy, giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã thực hiện trên địa bàn tỉnh đạt 238 nghìn tỷ đồng; thu hút đầu tư nước ngoài 156 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 8,3 tỷ USD; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tiếptục phát triển, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới bình quân mỗi năm khoảng 350 doanh nghiệp. Từ sau Hội nghị xúc tiến đầu tư,đến nay đã có 41 nhà đầu tư triển khai 53 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 108.961 tỷ đồng

Hoạt động của HĐND có nhiều đổi mới, chất lượng, hiệu quả từng bước được nâng lên. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành 224 nghị quyết, tổ chức 48 cuộc giám sát chuyên đề; 289 cuộc tiếp xúc của đại biểu HĐND tỉnh với trên 28.000 lượt cử tri. Cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Thái Nguyên tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021 với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,6%. Đây là nhiệm kỳ đầu tiên HĐND tỉnh thực hiện giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới các kỳ họp của HĐND tỉnh và ban hành nghị quyết chuyên đề về kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện.

Đến năm 2020, toàn tỉnh đã có 103 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 3/9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 09 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, vượt 06 xã so với mục tiêu

Thái Nguyên xây dựng trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại

Năm năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã đoàn kết một lòng, bản lĩnh vững vàng, xiết chặt kỷ cương, đã có nhiều cách làm sáng tạo; chỉ đạo, điều hành có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn những khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại ĐH Đại biểu Đảng bộ Thái Nguyên, đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh Công nghiệp hiện đại, TT vùng Việt Bắc nhiệm kỳ tới

Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại ĐH Đại biểu Đảng bộ Thái Nguyên, đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh Công nghiệp hiện đại, TT vùng Việt Bắc nhiệm kỳ tới

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh 7 vấn đề trọng tâm để Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới. Trong đó, ưu tiên đầu tiên là công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Xác định rõ vai trò, vị trí của Thái Nguyên trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội; coi trọng việc liên kết vùng để tạo động lực phát triển, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao có lợi thế cạnh tranh, thân thiện môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai, nhân lực, tạo nguồn thu ngân sách. Ưu tiên thu hút các loại hình công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện tử, thông tin, chế biến sâu các kim loại quý… Tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp khu vực phía Nam của tỉnh để thu hút đầu tư, tận dụng tốt lợi thế đường vành đai 5 Hà Nội, đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên…

Tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Thực hiện hợp tác liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông hộ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Giữ vững và nâng cao thương hiệu “trà Thái Nguyên”. Khai thác tiềm năng và thế mạnh để ngành du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

 Tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua có bước đột phá phát triển công nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua có bước đột phá phát triển công nghiệp

Là nơi có các khu công nghiệp và nhiều công nhân tập trung sinh sống, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, Thái Nguyên cần thực hiện tốt chủ trương phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp; phòng, chống cháy nổ tại các khu công nghiệp, nơi có đông công nhân làm việc và sinh hoạt; tích cực đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo môi trường an toàn, thuận lợi đ thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Về công tác xây dựng Đảng, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Thái Nguyên cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng; đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể từ cấp tỉnh đến cơ sở, thực hiện tốt chế độ lãnh đạo tập thể, đi đôi với phát huy sự chủ động, sáng tạo, trách nhiệm và nêu gương của người đứng đầu.

Nguyễn Liên

Nguồn Công Lý: http://congly.vn/xa-hoi/doi-song/thai-nguyen-xay-dung-tinh-cong-nghiep-hien-dai-nhiem-diem-nhan-nhiem-ky-moi-363622.html