Thâm cung bí sử chuyện hình thành vương triều Bắc Ngụy
Trong thời 'Ngũ triều thập lục quốc', các bộ lạc chém giết lẫn nhau, một thiếu niên mới 15 tuổi đã dẹp yên loạn Ngũ hồ, lập ra một vương triều thịnh vượng là Bắc Ngụy.
Xem clip: Sự trùng hợp kỳ lạ giữa vua chúa Việt Nam và thế giới tại đây:
Trong lịch sử Trung Quốc có một thời kỳ vô cùng đen tối mà các nhà sử học gọi đó là thời “ Ngũ triều thập lục quốc” hay còn gọi là thời kỳ “ Ngũ hồ loạn hoa”. Vào thời đó, 5 bộ lạc người Hồ ở phía Bắc Trung Quốc gồm Hung Nô, Tiên Ti, người Hạt (một biệt chỉ của Hung Nô xưa, sống ở phía Nam tỉnh Sơn Tây, sau lập ra Hậu Triệu, thời Đông Hán), dân tộc Khương, dân tộc Đê, vì sinh tồn nên họ chém giết lẫn nhau suốt thời kỳ hàng trăm năm.
Suốt một vùng rộng lớn tương đương với nửa Trung Quốc, từ rừng sâu đến cao nguyên hiếm khi có được cảnh chung sống hòa bình. "Ngũ Hồ loạn hoa" đã khiến cho cả nửa Trung Quốc chìm trong hỗn loạn và tăm tối. Nhưng trong “Ngũ Hồ” lại có một bộ tộc vô cùng ưu tú đó chính là người Tiên Ti sống trong Ca Tiên Động ở Đại Hưng An Lĩnh.
Trong sử sách ghi chép rằng: Người Tiên Ti dưới sự lãnh đạo của dòng họ Thác Bạt đã đi ra khỏi rừng sâu, chiếm cứ thảo nguyên rộng lớn, vượt lên vạn lý trường thành nhờ vào tài săn bắn trời phú của mình. Đầu tiên Thác Bạc Khuê thôn tính toàn bộ các bộ lạc trên thảo nguyên, đánh bại Tây Yến, Hậu Tần, diệt luôn Đại Hạ, Bắc Băng và cuối cùng thống nhất toàn bộ vùng phía Bắc Trung Quốc, phục dựng lại Đại quốc của cha ông và đổi tên vương triều thành Bắc Ngụy, xây dựng nên một đế quốc cường thịnh.
Chính vương triều Bắc Ngụy đã mở đường cho Phật giáo vào Trung Quốc. Ngày nay có thể tìm thấy rất nhiều tượng Phật được khắc trên vách đá trong các hang động ở núi Võ Chu cố xưa nay được đổi tên là Vân Cương Thạch Quật. Trong sử sách thời nhà Ngụy cũng có ghi chép rằng, Văn Thành hoàng đế Thác Bạc Kích của vương triều Thác Bạt cũng đã đích thân hạ chiếu lấy hình tượng của mình và 5 vị tiên đế làm thành hình Phật tổ và khắc vào vách núi.
Vì sao một thiếu niên mới 15 tuổi như Thác Bạt Khuê đã đã dẹp yên được loạn Ngũ hồ, lập ra một vương triều thịnh vượng. Theo phong tục của các dân tộc trên thảo nguyên phía Bắc Trung Quốc, nếu anh trai chết thì sẽ truyền cho em làm thủ lĩnh. Chính Thác Bạt Khuê cũng kế thừa vương vị của Đại quốc từ tay của anh trai mình là Thác Bạt Ế Hòe.
Trong “ Tấn Thư” có ghi chép rằng: Khi sinh Thác Bạt Khuê ra, cha ông đã chết trong một lần chính biến trong cung đình. Ông nội Thập Dực Kiên đã cho triệu con dâu Hạ thị vào cung và sinh tiếp cho mình ba con trai chính là ba anh em cùng mẹ khác cha với Thác Bạt Khuê. Đối với một bộ tộc số lượng nhân khẩu ít ỏi như Tiên Ti, việc duy trì sự sinh sôi nảy nở cho đời sau là mục đích hàng đầu, và lúc đó những lý luận của các nhà Nho giáo Trung Nguyên cũng chưa ảnh hưởng đến nơi này.
Năm 376, Phù Kiên nhà Tiền Tần khởi binh tiêu diệt Đại quốc của người Tiên Ti. Ông nội của Thác Bạt Khuê là Thập Dực Kiên bị bắt làm tù binh. Mẹ đẻ Hạ thị dẫn theo Thác Bạt Khuê mới lên 5 tuổi chạy trốn và hai mẹ con lang bạt sống cảnh vất vả suốt 10 năm trời. Trong thời kỳ chạy trốn mẹ con Thác Bạt Khuê từng bị bộ lạc Độc Cô thu nạp.
Năm 383, quân Tiền Tần do Phù Kiên thống lĩnh xuất binh đánh Tấn, giao chiến tại Phì Thủy, Đông Tấn Tạ Huyền chỉ dùng có 8 vạn quân mà đánh thắng hơn 80 vạn quân Tiền Tần. Trận chiến này đã thành trận chiến kinh điển trong việc lấy ít thắng nhiều trong lịch sử Trung Quốc. Do quân của Phù Kiên bại trận, vì thế mà các bộ lạc trên thảo nguyên đã cởi bỏ được sự khống chế của Tiền Tần. Tháng 8/385 thủ lĩnh mới của Độc Cô bộ lạc cảm thấy thân phận đặc biệt của Thác Bạt Khuê dễ thành mầm họa nên muốn giết.
Sau 10 năm lưu lạc, cuộc sống của mẹ con Thác Bạc Khuê Hạ Thị lại rơi vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Cuối cùng, họ chạy đến được bộ tộc Hạ Lan. Tộc trưởng vốn là hai người anh em trai của Hạ thị là Hạ Lan Nột và Hạ Lan Nhiêm Can. Cậu của Thác Bạt Khuê là Hạ Lan Nhiêm Can cho rằng đây là cơ hội để Đại quốc phục quốc nên nổi dã tâm nhưng bị Hạ Thị can ngăn.
Không lâu sau Thác Bạt Khuê bất hòa với cậu Hạ Lan Nhiêm Can, Hạ thị cũng thuyết phục được đại ca của mình là Hạ Lan Nột giúp con trai mình phục quốc. Dựa vào thực lực to lớn của bộ tộc Hạ Lan, ngày 20/2/386 Thác Bạt Khuê đã họp bàn các bộ tộc ở Ngưu Xuyên, tuyên bố xây dựng lại Đại quốc và đổi quốc hiệu là Ngụy.