Thảm họa Fukushima vốn có thể tránh được
Câu chuyện về thảm họa hạt nhân Fukushima cách đây 10 năm, kèm theo trận động đất mạnh 9.1 độ Richter lại gợi nhớ về những ký ức đau buồn và những tiếc nuối khi thảm họa này vốn đã có thể tránh được.
Vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Fukushima năm 2011. Ảnh: Internet
Bài liên quan
10 năm sau thảm họa sóng thần và động đất ở Fukushima: Nỗi đau hằn sâu trong tiềm thức
Nhật Bản tưởng niệm nạn nhân thảm họa động đất và thảm họa hạt nhân Fukushima
Nhật Bản đưa ra quyết định xả nước Fukushima đã qua xử lý ra biển
Đã có nhiều nỗ lực để gây dựng lại cuộc sống sau thảm họa, nhưng vẫn còn rất ít nỗ lực để xem xét xem điều gì đã dẫn tới những thảm họa đó. Ví dụ, làm thế nào mọi người có thể tự thuyết phục mình rằng các lò phản ứng hạt nhân nằm trên một trong những khu vực kiến tạo hoạt động mạnh nhất trên thế giới có thể không gặp nguy hiểm?
Kể cả với những người bình thường khi đi máy bay có thể thấy rõ trên màn hình hiển thị một vệt màu xanh đậm dọc theo bờ biển phía Đông Bắc của nước Nhật.
Vệt màu xanh đậm đó đánh dấu Rãnh Nhật Bản - một khe nứt dài 800 km dưới nước, đạt độ sâu hơn 6.000 mét, được thiết lập sau khi mảng kiến tạo Thái Bình Dương bị đẩy xuống dưới mảng kiến tạo nơi có nước Nhật.
Những trận động đất siêu lớn là không thể tránh khỏi.
Rãnh Nhật Bản thường xuyên xuất hiện những trận động đất lớn. Ảnh: GE
Các mảnh vỡ ven biển cho thấy sự xuất hiện thường xuyên của sóng thần trong nhiều thế kỷ, lần gần nhất trước khi xảy ra trước năm 2011 là vào năm 1896 với một trận động đất mạnh 8,5 độ Richter. Năm 1938, nước Nhật chứng kiến 7 trận động đất quy mô liên tiếp.
Tuy nhiên, các nhà lập kế hoạch của TEPCO (Tokyo Electric Power Company Holdings, công ty quản lý Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi xấu số) cảm thấy rằng đặt những lò phản ứng hạt nhân dọc theo rãnh Nhật Bản này là hợp lý.
Sự tự tin thái quá thậm chí còn khiến họ đặt nhà máy ngay sát với bờ biển chứ không phải là một quả đồi nào đó độc lập cách xa đại dương.
Đối mặt với những bằng chứng về những nguy hiểm này sau thảm họa, các quan chức TEPCO chỉ có thể lặp lại điều mà ai cũng có thể đoán trước họ sẽ nói: điều này nằm ngoài dự đoán của chúng tôi.
Ở cả TEPCO và các tổ chức quản lý của chính phủ, vẫn còn tồn tại tư tưởng quan liêu nắm quyền. Ngay cả một người nghiệp dư trong ngành cũng không thể không hoảng hốt trước sự tự tin quá lớn của các chuyên gia TEPCO.
Đã từng có những tai nạn hạt nhân nguy hiểm xảy ra ở Mỹ và Liên Xô, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do quản lý cẩu thả. Ở Nhật Bản, với tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng cao hơn nhiều, những tai nạn như vậy là không thể tưởng tượng nổi.
Khói trắng bốc lên sau khi một khu vực của nhà máy nguyên tử Fukushima phát nổ. Ảnh: AP
Chúng ta hãy khoan nói đến vấn đề kỹ thuật. Khi đặt ra câu hỏi rằng có phần thưởng nào cho các hành vi tố cáo hay không, thì câu trả lời là một bài giảng về văn hóa Nhật Bản, lòng trung thành với nhóm và trách nhiệm của nhóm.
Ở Nhật Bản, người dân không cần phải dựa vào phần thưởng để khuyến khích mọi người ra ngoài và tìm ra các vấn đề tại nơi làm việc.
Đã có những nỗ lực rất tốn kém để xử lý lại nhiên liệu lò phản ứng thải để chiết xuất plutonium.
Plutonium từ Rokkasho sẽ được tái chế ở Hokkaido, sau đó được sử dụng để tạo ra nhiên liệu MOX để vận hành một loại lò phản ứng mới, Monju, cũng đang được xây dựng với chi phí lớn gần Niigata.
Lập luận được sử dụng để biện minh cho quy trình đắt tiền này là thế giới sẽ sớm cạn kiệt quặng uranium, vì vậy chúng ta cần phải xử lý lại.
Tuy nhiên, thực tế rằng giá quặng uranium toàn cầu còn đang giảm khi người ta thường xuyên phát hiện thêm được các mỏ quặng mới.
Nhật Bản cũng phải đối mặt với một cuộc chiến khác giữa những người ủng hộ ngành công nghiệp hạt nhân hùng mạnh và các phong trào chống hạt nhân.
Câu trả lời chính của ngành cho vấn đề này là các chiến dịch PR tốn kém và các cuộc họp ở tòa thị chính, nơi các chuyên gia ủng hộ hạt nhân, ngôi sao truyền hình và người phát ngôn sẽ được mời đến từ khắp quốc gia để đọc các câu thần chú an toàn của ngành.
Tất nhiên đa phần những người phản đối là người dân với tư tưởng hơi cực đoan, nhưng cũng không thiếu các chuyên gia sở hữu lượng kiến thức khổng lồ về các vấn đề và nguy hiểm hạt nhân.
Các chuyên gia tới đo lượng phóng xạ tại Fukushima sau vụ nổ. ảnh: BBC
Điều hiển nhiên mà chúng ta nên làm là hai bên cùng đối thoại, thậm chí đưa những người phản đối đi thăm quan các lò phản ứng để xem có thực sự có vấn đề tồn tại hay không.
Nhưng không, sự đối lập là quá lớn đến mức chỉ nói chuyện thôi cũng là điều cấm kỵ.
Và do đó, ngành công nghiệp được phép tiếp tục vui vẻ thêm ba năm nữa, bỏ qua các vấn đề và các tai nạn nhỏ cho đến khi những thành kiến và sự kiêu ngạo của họ phải trả giá bằng một thảm họa.
Hàng tỷ đô la đổ vào Rokkasho và Monju đã bị xóa sổ. Sự lỏng lẻo trong quy định đã được thay thế bằng quy định chặt tới quá mức cần thiết đến mức vào cuối năm 2020, khi chỉ có 9 trong số 54 lò phản ứng của Nhật Bản được thông qua để khởi động lại.
Một số người thì nói rằng nguyên do dẫn tới thảm họa là vì vấn đề văn hóa. Một trong những nguyên nhân được nêu lên nhiều nhất là tính quan liêu.
Nhà máy ở Onagawa, nơi gần tâm chấn của trận động đất nhất, đã tránh được thiệt hại nghiêm trọng. Nhà máy này được xây dựng bởi Tohoku Denryoku, một công ty nằm ngoài phạm vi của các quan chức và được tư vấn xây dựng bởi các kỹ sư chuyên về động đất.
Họ có ý thức xây dựng nhà máy trên một ngọn đồi cao hơn mực nước biển. Đây thậm chí còn là nơi trú ẩn cho các công dân của cảng cá Onagawa.
Theo một ấn phẩm của Nikkei, Nikkei Weekly, trích dẫn một nguồn tin quan liêu sau thảm họa Fukushima, người Nhật không thích suy đoán về các thảm họa trong tương lai vì sợ rằng chính những suy đoán đó có thể khuyến khích thảm họa xảy ra.
Thật khó tin rằng những nỗi sợ hãi như vậy lại có thể tồn tại ở một quốc gia hiện đại như Nhật Bản.
Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/tham-hoa-fukushima-von-co-the-tranh-duoc-post122757.html