Một loạt vụ nổ làm rung chuyển nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở thị trấn Pripyat của Ukraine, gây rò rỉ hơn 8 tấn phóng xạ, ô nhiễm trực tiếp hơn 60.000 km2 gồm bao phủ nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraine, Belarus và Nga.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đặt tại Ukraine bao gồm 4 lò phản ứng, mỗi lò sản xuất 1.000 megawatt điện, cộng với hai lò phản ứng bổ sung đang trong quá trình xây dựng.
Nhà máy được xây dựng từ những năm 1970: lò phản ứng số 1 bắt đầu hoạt động năm 1977, tiếp theo là lò phản ứng số 2 (1978), số 3 (1981), và số 4 (1983).
Vào đêm 25 rạng thứ Bảy, 26-4-1986, các kỹ sư Liên Xô bắt đầu chạy thử nghiệm một tuốc bin ở lò số 4 ngay trước khi tắt máy thường xuyên để bảo trì.
Để thực hiện cuộc thử nghiệm, họ đã dại dột vô hiệu hóa hệ thống làm mát lõi khẩn cấp và thiết bị an toàn quan trọng khác.
Một chuỗi các sai lầm hoạt động sau đó đã xảy ra, dẫn đến sự tích tụ hơi nước khiến cho lò phản ứng quá nóng.
Lúc 1h23 phút sáng, hai đến ba vụ nổ phát lửa nhanh chóng thổi bay nắp lò bằng thép và xi măng và bắn một quả cầu lửa khổng lồ vào không trung.
Vụ nổ vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 làm 31 người thiệt mạng và dẫn đến việc sơ tán 50.000 người và bỏ hoang một khu vực khổng lồ. Hình ảnh bảng điều khiển trong nhà máy điện nguyên tử Chernobyl.
Một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc đã dự đoán con số tử vong cuối cùng gây ra bởi ung thư liên quan đến vụ nổ và các bệnh khác lên tới 4.000 người.
Và thảm họa này đã xóa sạch nhà máy hạt nhân đắt đỏ thứ nhì trong lịch sử loài người, trị giá 39 tỷ bảng Anh, tương đương 54 tỷ USD.
Ảnh hưởng của 190 tấn bụi phóng xạ phát ra từ vụ nổ - gấp 500 lần quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hirosima (Nhật Bản) hồi Chiến tranh Thế giới lần thứ II, đã khiến toàn bộ khu vực nằm trong nhà máy bị cách ly hoàn toàn.
Thực tế đau thương này chắc chắn sẽ còn kéo dài trong nhiều thập niên nữa dù những biện pháp khắc phục hậu quả đã được triển khai.
Đám mây bụi phóng xạ từ vụ nổ lò phản ứng số 4 nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã bao phủ một phần lớn lãnh thổ châu Âu.
Vụ nổ đã ảnh hưởng đến hàng triệu người ở Ukraine và các nước láng giềng.
Theo một báo cáo gần đây của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngoài 56 người bị cướp sinh mạng ngay tại thời điểm xảy ra vụ nổ, khoảng 9.000 người, trong đó có 1.800 trường hợp là trẻ em, đã chết vì ung thư sau thời điểm đó.
Tuy nhiên, Tổ chức Hòa bình xanh (tổ chức bảo vệ môi trường nhằm cải thiện con người) cho rằng tổng số người chết liên quan đến thảm họa Chernobyl đã lên tới khoảng 200.000 người trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay.
Đó là chưa tính những nguy hiểm luôn rình rập với hàng trăm công nhân vẫn hàng ngày thay nhau làm việc gần chiếc "quan tài bê tông", lớp vỏ được xây dựng bao quanh lò phản ứng bị nổ để ngăn 190 tấn bụi phóng xạ tiếp tục phát tán ra môi trường
Vào ngày xảy ra thảm họa, các em bé không hề hay biết gì về vụ nổ hạt nhân và vẫn hồn nhiên chơi đùa ở trường mẫu giáo Pripyat, Ukraine.
Ngày hôm sau, tất cả đều phải đi sơ tán, để lại đằng sau mọi thứ, ngay cả những con búp bê quý giá và đồ chơi thân quen.
Khi cơn nguy hiểm tức thì đã qua, việc ngăn chặn sự phát tán rộng của phóng xạ trở thành thách thức chính. Tất cả các lực lượng bao gồm cả lực lượng quân sự đã được huy động để giải quyết hậu quả.
Hàng nghìn công nhân được đưa tới khu vực lò phản ứng số 4. Họ dọn sạch khu vực bao quanh, xây một chiếc quan tài khổng lồ bằng bê tông cốt thép để bịt kín phía trên lò phản ứng nhằm cách ly nó, tránh phát tán phóng xạ ra môi trường bên ngoài
Các trường học, khu vui chơi vẫn im ắng như một minh chứng cho sự ra đi đầy bất ngờ và bi thảm. Khu giải trí với chiếc đu quay trong thành phố chết Pripyat, nằm cách nhà máy Chernobyl khoảng 3km, hoàn toàn bị bỏ hoang.
Xe tải, xe bọc thép và máy bay trực thăng bị nhiễm xạ nằm im trên một khu đất trống gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Khoảng 1.350 phương tiện gồm máy bay trực thăng, xe bus, xe ủi, xe tăng, xe tải, xe cứu hỏa và xe cấp cứu đã được sử dụng để chống lại thảm họa hạt nhân và tất cả đều đã bị nhiễm xạ.
Những công nhân của khu bảo tồn sinh thái đi trồng cây ở gần ngôi làng Bogushi (Belarus) trong khu vực cấm, bán kính 30km quanh nhà máy Chernobyl.
Họ muốn tạo nên một bức tường chắn gió tự nhiên, giúp ngăn ngừa phóng xạ bay đi nơi khác. 1/5 đất nông nghiệp ở Belarus đã bị nhiễm xạ sau khi lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ.
Sự sống hoang tàn, leo lắt ở khu vực biên giới giữa Belarus và Ukraine vì thảm họa năm 1986. Chỉ còn lại cây cỏ dại mọc um tùm, thú hoang dã, các cửa hiệu và nhà cửa cũng đã bị bóng cây che phủ.
Ngôi làng Tulgovichi có khoảng 1.000 người, tất cả trong số họ vẫn ở lại nơi đây và chấp nhận nhận tiền đền bù từ chính phủ.
Sau khi thảm họa hạt nhân Chernobyl 1986 xảy ra, những người dân ở đây được yêu cầu không ăn những thực phẩm mà họ tự trồng do chúng đã bị nhiễm xạ.
Tuy nhiên, giờ đây, họ phải cố gắng gượng để sống qua ngày bằng các thực phẩm “cây nhà lá vườn” mặc dù chúng được trồng trên đất bị nhiễm xạ.
Vào ngày 26-4 hàng năm, hàng ngàn người dân Ukraine mang nến và hoa đến đài tưởng niệm để tưởng nhớ những nạn nhân của thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.
Các em bé bị tổn thương cả về mặt thể chất và tinh thần. Em bé Igor - 5 tuổi này mồ côi cha mẹ và đang sống trong một trại tị nạn dành cho trẻ em cùng 150 đứa trẻ đồng cảnh ngộ khác.
Tuy nhiên, không ai chính thức công bố hay xác minh rằng những trường hợp này là do ảnh hưởng của phóng xạ từ thế hệ bố mẹ.
Hình ảnh phòng điều khiển nhà máy điện nguyên tử Chernobyl trước khi thảm họa xảy ra.
Cảnh hoang tàn tại nhà máy điện nguyên tử từng là niềm tự hào của Liên Xô.
Tượng đài lính cứu hỏa được dựng lên để vinh danh những người lính gan dạ khi thảm họa xảy ra.
Mặt nạ, búp bê, đồ sinh hoạt cá nhân bị bỏ lại vương vãi trở thành nỗi ám ảnh của nhân loại.
Hình ảnh và những đồ dùng thiết yếu dành cho cuộc sống bị bỏ lại để di tản khẩn cấp khi thảm họa nổ ra.
Một nạn nhân bị nhiễm phóng xạ đang được nằm điều trị.
Bàn ghế lớp học bị bỏ hoang vì cư dân buộc phải di tản toàn bộ khỏi khu vực nhà máy điện Chernobyl.
Cận cảnh trung tâm điều khiển nhà máy Chernobyl bị bỏ hoang.
Nơi đây từng có một cuộc sống tấp lập, nhưng giờ đây lại trở thành thành phố ma với không một bóng người.
Hàng ngàn mặt lạ phòng độc bị vứt bỏ vương vãi.
Các mẫu vật đang được các nhà khoa học lấy tại khu vực xung quanh nhà máy để nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của phóng xạ.
Máy bay trực thăng được huy động để xử lý thảm họa khi lò phản ứng hạt nhân phát nổ.
Tất cả các phương tiện bao gồm cả xe quân sự đều được rửa kỹ khỏi chất phóng xạ nguy hiểm.
Chính phủ Ukraine cùng nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đã chi hàng trăm triệu USD để khắc phục hậu quả.
Với nỗ lực của chính quyền địa phương và cộng đồng quốc tế, hiện nay lượng phóng xạ tại khu vực xung quanh lò phản ứng số 4 đã giảm xuống rất nhiều.
Tuy nhiên hàng trăm mặt nạ phòng khí vẫn còn nằm la liệt bên trong một tòa nhà ở Pripyat. 32 năm sau thảm họa, giới chức mới hoàn tất việc đóng lò phản ứng cuối cùng ở Chernobyl.
14 năm sau vụ nổ, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện. Nó chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 dưới sức ép của cộng đồng quốc tế
Từ một thành phố xinh đẹp với 50.000 người sinh sống, Pripyat trở nên hoang vắng và không bóng người kể từ ngày kinh hoàng 32 năm trước. “Chernobyl là một trong số những nơi nguy hiểm nhất mà tôi từng tới.
Dù không gian xung quanh thanh bình, người ta vẫn không thể né tránh cảm giác lạnh người khi ở nơi này”, nhà sản xuất phim tài liệu Danny Cooke nói sau nhiều lần tới thăm Chernobyl và các thành phố bị bỏ hoang gần Pripyat.
Ngày nay, một khu vực cấm 19 dặm vẫn còn hiệu lực, các quan chức ước tính khu vực này sẽ không an toàn cho người dân nơi đây hàng trăm năm.
Vụ tai nạn hạt nhân thậm chí ảnh hưởng đến hệ sinh thái và chuỗi thức ăn, với lo ngại thịt lợn rừng có nguồn gốc địa phương có thể ăn “nấm nhiễm phóng xạ”
Việt Hùng