Thám hoa nào của nước Việt khiến vua Càn Long khâm phục?
Phan Kính là lưỡng quốc thám hoa duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông có công rất lớn tạo nên mối bang giao giữa nhà Thanh và nước ta. Phan Kính từng được vua Càn Long tặng áo cẩm bào khi đi sứ Trung Quốc.
Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, thám hoa là danh hiệu trong khoa cử Việt Nam thời phong kiến. Nó bắt đầu xuất hiện tại kỳ thi năm 1247, đời vua Trần Thái Tông.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Đặng Ma La (1234-1285) là vị thám hoa đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ông đỗ năm 1247 thời nhà Trần khi mới 13 tuổi, trở thành thám hoa trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng nước nhà.
“Lưỡng quốc khôi nguyên” là biệt danh mà hoàng đế nhà Thanh phong cho thám hoa Nguyễn Đăng Cảo. Ông vốn người làng Hoài Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, đỗ thám hoa năm 1646 dưới đời vua Lê Thần Tông.
Theo sách “Kể chuyện sứ thần Việt Nam”, Phan Kính là lưỡng quốc thám hoa duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông có công rất lớn tạo nên mối bang giao giữa nhà Thanh và nước ta. Phan Kính từng được vua Càn Long tặng áo cẩm bào khi đi sứ Trung Quốc. Hiện nay, chiếc áo này còn được lưu giữ tại nhà thờ ông ở Hà Tĩnh.
Giang Văn Minh là một trong những thám hoa từng làm vẻ vang đất nước. Ông để lại giai thoại nổi tiếng về vị sứ thần “bất nhục mệnh vua” khi đối đáp thẳng thừng với hoàng đế nhà Minh để bảo vệ đất nước. Dù bị vua Minh hại chết trên đường đi sứ, Giang Văn Minh để lại giai thoại đẹp về một thám hoa hết lòng vì dân, vì nước.
Quách Đình Bảo người Thái Thụy, Thái Bình ngày nay, đỗ thám hoa tại khoa thi Quý Mùi (1463), đời vua Lê Thánh Tông. Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy dựng toàn bộ 8 bia tiến sĩ đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để khắc tên những người đỗ tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1484.
Hoàng Sầm quê ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ngày nay. Hồi nhỏ, dù nhà rất nghèo, ông say mê con gái tài sắc của thượng thư Nguyễn Công Doãn. Ông đến xin cưới, bị từ chối nên sau đó quyết chí học giỏi, thi đỗ thám hoa và được thượng thư gả con gái cho.
Nguyễn Huy Oánh quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh, là thám hoa để lại tới hơn 40 bộ sách về nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lịch sử khoa bảng, không có vị thám hoa nào có thành tích tương tự.