Thảm họa thịt băm trên đại dương

Khi mũi con tàu cắm xuống, chân vịt đường kính gần 8 m của nó nổi lên trên mặt nước lúc đang quay tít với công suất cực đại. Từng chiếc xuồng cứu sinh bị cuốn vào cơn lốc xoáy đó. Mọi thứ bị băm nát.

HMHS Britannic là chiếc tàu thứ ba và cũng là lớn nhất trong ba con tàu hạng Olympic của hãng tàu White Star Line, cùng hai chiếc tàu trước nó: Olympic và Titanic. Britannic đã được đóng để phục vụ nhu cầu chuyên chở hành khách qua Đại Tây Dương. Tuy nhiên, do hạ thủy gần đúng vào thời điểm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất, Britannic nhanh chóng được đưa vào sử dụng trong quân đội, với vai trò là tàu quân y. Vào ngày 21 tháng 11 năm 1916, do bị nổ ở hai bên mạn, tàu đã chìm ngoài khơi đảo Kea của Hy Lạp, cùng với 30 người.

Thuyền trưởng Charles Bartlett chịu trách nhiệm cho sự an toàn của 1.065 người trên tàu. Ông có 33 năm kinh nghiệm trên biển, và vì thế lẽ ra toàn bộ thành viên trên tàu trên tàu phải được an toàn.

Những người trên tàu Britannic phản chiếu cho các tầng lớp trong xã hội. Hầu hết những người đàn ông ở boong dưới được coi như thuộc tầng lớp thấp hơn. Nhân viên y tế như Violet được hướng thẳng tới các thuyền cứu sinh, nhưng ở những boong thấp hơn, những người đàn ông trong phòng chứa nồi hơi đang phải chiến đấu để ngăn cản dòng nước đang tràn vào dữ dội. Nhiều người đã chết, vì thế những người còn sống sót là những minh chứng sống vô cùng quý giá.

Ở trên đài chỉ huy, Thuyền trưởng Bartlett không biết được nước đã tràn vào nhiều như thế nào. Các phòng kín nước chứa nồi hơi của Britannic lẽ ra đã phải ngăn chặn dòng nước tràn vào tàu. Nhưng nó đã chìm, và chìm rất nhanh. Chỉ cách đảo Kea có 4,8 km nên Bartlett quyết định lái tàu vào bờ.

Khi chiếc chân vịt ngoi lên, nó kéo về phía mình những chiếc thuyền cứu sinh đã được hạ thủy.

Khi chiếc chân vịt ngoi lên, nó kéo về phía mình những chiếc thuyền cứu sinh đã được hạ thủy.

Nhưng khi Britannic bị đẩy về phía đất liền, nó càng tiếp tục chìm.

Nhưng tại sao? Bartlett đã ra lệnh cho các cửa kín nước hướng tới phòng chứa nồi hơi đóng lại, lẽ ra nước biển sẽ không thể tràn vào được nữa, nhưng công nhân đốt lò Bert Mills đã kể lại rằng: "Nước ngập khắp các hành lang dẫn tới các phòng chứa nồi hơi, liệu có phải lời giải thích nằm ngay đây, bên trong hành lang dẫn tới các phòng chứa nồi hơi không? Tôi thất vọng vì không thể vào trong được. Bên trong Britannic thực sự rất nguy hiểm, nhưng hai người trong đội lặn của chúng tôi đã kịp vào đó trước khi lệnh cấm di chuyển được ban hành. Evan Kovacs đã mạo hiểm băng qua hành lang phòng chứa nồi hơi, còn được gọi là hầm đốt lò, để kiểm tra và xác nhận xem các cửa an toàn kín nước có thực sự được đóng hoàn toàn hay không."

Britanic đã được thiết kế quá xuất sắc nên lẽ ra nó phải nổi được nhiều hơn là chỉ 55 phút, cho dù có nhiều khoang bị ngập đi chăng nữa.

Nhưng tại sao Britannic lại gánh chịu cái kết kinh khủng đến vậy? Không giống người chị Titanic của mình, trên Britannic có rất nhiều thuyền cứu sinh. Và vào lúc 8:36 phút sáng ngày 21/11/1916, hầu hết thành viên đều lên boong sẵn sàng xuống thuyền.

Không một chiếc thuyền cứu hộ nào được hạ thủy khi chưa được lệnh của thuyền trưởng. Nhưng Sheila nhìn thấy một vài người thuộc nhóm làm việc trong phòng chứa nồi hơi nhảy lên một chiếc thuyền và sớm tách khỏi tàu.

Trong lúc đó thuyền trưởng Bartlett đang cố gắng cứu Britannic bằng cách dốc sức lái chiếc tàu hướng về đảo Kea. Ông không hề biết có vài chục người đã hạ thủy những chiếc thuyền cứu sinh của họ.

Lúc này, tình hình đã vô cùng nghiêm trọng. Chiếc tàu ngày càng nghiêng về bên phải. Khi bị điều khiển di chuyển lên phía trước, nó càng bị ngập nhanh hơn ở phần mũi tàu đến mức phần đuôi tàu bắt đầu dựng ngược lên. Kết quả chiếc chân vịt lúc đó đã chạy phía trên mặt nước.

Khi chiếc chân vịt ngoi lên, nó kéo về phía mình những chiếc thuyền cứu sinh đã được hạ thủy.

Lúc đó, chân vịt có công suất quay khổng lồ với đường kính 6.9 m...

Vào thời điểm đó, một chiếc thuyền cứu sinh xuất hiện. Nó đã được hạ thủy an toàn xuống mặt nước bởi những người chèo thuyền đầy kinh nghiệm nhưng sau đó, nó bị cuốn bởi một lực bất ngờ và bị cuốn thẳng vào các cánh quạt hung dữ đó.

Những nạn nhân tội nghiệp bị chân vịt con tàu cắt thành từng mảnh. Chân, tay, thi thể bay khắp nơi. Điều khiến những cánh quạt đó trở nên hung hãn là do chúng chỉ có một nửa ở trên mặt nước, vì thế khi lao xuống, chúng cắt trực diện vào chiếc thuyền.

Trên đài chỉ huy, Thuyền trưởng Bartlett không hề biết bi kịch đang xảy ra ở đuôi tàu. Bởi ông chưa hề đưa ra mệnh lệnh chính thức về việc hạ thủy thuyền cứu sinh. Violet, Archie và rất nhiều các thành viên khác đang phải tự mình chiến đấu giành giật lấy mạng sống của mình.

Cuối cùng, Thuyền trưởng Bartlett cũng ra lệnh rời bỏ tàu.

Vào lúc 9h sáng, 48 phút sau vụ nổ, Bartlett báo cáo rằng ông và hai sĩ quan cấp cao của mình vẫn đang đứng trên đài chỉ huy. Vị thuyền trưởng không thể làm gì được nữa.

Một lát sau, đài chỉ huy đã nằm dưới mặt nước. Cùng với tiếng khóc lóc thảm thiết, tiếng nước chảy ùng ục, Britannic chìm phần mũi trước. Nhưng bởi chiếc tàu quá lớn nên khi chạm đáy, phần đuôi tàu vẫn còn ngoi lên 30m khỏi mặt nước trước khi chìm hẳn xuống.

Vào lúc 9:07 phút sáng 21/11/1916, chiếc tàu tốt nhất, lớn nhất của nước Anh trong Thế chiến thứ nhất đã chìm xuống đại dương.

Vào lúc 9:07 phút sáng 21/11/1916, chiếc tàu tốt nhất, lớn nhất của nước Anh trong Thế chiến thứ nhất đã chìm xuống đại dương.

Tiềng gầm cuối cùng... Chiếc tàu biến mất vào trong sâu thẳm. Âm thanh của sự ra đi ấy vang vọng qua làn nước cùng với sự dữ dội không thể tưởng tượng được.

Vào lúc 9:07 phút sáng, chiếc tàu tốt nhất, lớn nhất của nước Anh trong Thế chiến thứ nhất đã ra đi. Chỉ mất có 55 phút để đánh chìm một chiếc tàu từng được coi là không thể chìm trên thế giới. Britannic đã sum họp dưới đáy biển cùng với người chị Titanic của mình trong cả thế kỷ qua.

Những người ra đi trên Britannic đã gặp những cái kết tàn khốc, dữ dội. Nhưng trong khi hành khách và thủy thủ đoàn của Titanic bị lạnh cóng tới chết trong Đại Tây dương băng giá, xa xôi thì Britannic chìm rất gần bờ. Nó được một đoàn thuyền đánh cá của Hy Lạp và 3 tàu khu trục của Anh đến cứu. Con số thiệt mạng lớn nhất đến từ khoang thấp nhất của tàu và cũng thuộc tầng lớp thấp nhất trong bậc thang xã hội. 1.035 y tá, thủy thủ và bác sĩ của Britannic đã được cứu sống.

Tại sao câu chuyện đầy kịch tính như thế này lại không được biết tới trong một thời gian dài như vậy? Hãy nghĩ về thời gian, cách đây cả 100 năm. Bi kịch của Britannic chỉ là bổ sung vào vở bi kịch khổng lồ – Thế chiến thứ nhất mà thôi.

Theo Khám phá

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tham-hoa-thit-bam-tren-dai-duong/20200316100705441