Ngày 3/12/1984 đã đi vào lịch sử thế giới khi xảy ra thảm kịch rùng rợn gây chấn động dư luận Ấn Độ và thế giới.
Nguyên do là bởi vào ngày hôm đó, gần 40 tấn khí độc methyl isocyanate ở nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu UCIL của Công ty Đa quốc gia Mỹ Union Carbide (UCC) và nhiều khí độc khác bị rò rỉ.
Vụ rò rỉ khí độc nguy hiểm này diễn ra trong khoảng thời gian 3 - 4 tiếng đồng hồ cộng thêm sức gió khiến phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn.
Thành phố Bhopal là nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của thảm kịch rùng rợn rò rỉ gần 40 tấn khí độc trên. Theo các chuyên gia, do hít phải khí độc, hơn 2.000 người tử vong ngay lập tức.
Vài năm sau đó, số người tử vong do thảm kịch tồi tệ trên tăng lên khoảng 15.000 người. Theo thông tin được chính phủ Ấn Độ xác nhận, ít nhất 500.000 người bị nhiễm độc bởi thảm kịch kinh hoàng trên.
Không chỉ con người, 2.000 con trâu, dê và các loại động vật khác cũng chết vì hít phải khí độc. Chỉ trong vài ngày sau khi xảy ra vụ rò rỉ, lá cây úa vàng và rụng như trút.
Các chuyên gia tính toán nếu so sánh số người thương vong do thảm kịch rò rỉ khí độc trên với quả bom nguyên tử “Fat Man” có sức công phá 21.000 tấn thuốc nổ TNT thả xuống thành phố Nagasaki vào năm 1945 khiến khoảng 80.000 người thiệt mạng thì Bhopal đối mặt sự tàn phá kinh hoàng của khoảng 4.000 tấn thuốc nổ TNT.
Ảnh hưởng của thảm kịch Bhopal kéo dài trong suốt nhiều thập kỷ sau do các hóa chất độc hại trong vụ rò rỉ trên gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực.
Theo đó, hàng ngàn trẻ em sinh ra sau thảm kịch tồi tệ trên bị tổn thương não và dị tật. Nhiều trường hợp khác mắc chứng thiếu máu, dậy thì muộn và bệnh ngoài da.
Vào năm 1999, tập đoàn UCC gây ra vụ rò rì khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng đồng ý chi trả số tiền 470 triệu USD gồm tiền bảo hiểm và một khoản hỗ trợ cho các nạn nhân. Thêm nữa, UCC bỏ ra một khoản tiền để xây dựng một bệnh viện 500 giường bệnh để đảm bảo chăm sóc y tế cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch năm xưa.
Theo Tâm Anh/Kiến thức