Thăm lâu đài Fontainebleau, nhớ về Hội nghị Fontainebleau

Là dinh thự của hoàng gia Pháp từ thời Francois Đệ Nhất tới thời Hoàng đế Napoléon Đệ Tam, Fontainebleau đã lưu giữ dấu ấn của nhiều triều đại nước Pháp trong kiến trúc và các di tích của lâu đài.

Tôi đến Paris vào một ngày cuối thu, dưới nắng vàng rực rỡ của trời Tây se se lạnh. Rời sân bay Quốc tế Charles de Gaulle, tôi nói với người bạn ra đón:

Mình muốn đến thăm lâu đài Fontainebleau ngay.
Tại sao vậy?
Đơn giản, đây là một kỷ niệm hồi tưởng đầy ấn tượng, khiến mình mãi mãi không bao giờ quên! Bởi năm 1946, lúc mình lên 10 tuổi, đang học lớp 5, đúng lúc Hội nghị Fontainebleau giữa Đoàn Chính phủ VNDCCH và Chính phủ Pháp khai mạc tại lâu đài này.

Tòa lâu đài nằm trên khu đất rộng 17.000 ha, với 1.500 phòng

Tòa lâu đài nằm trên khu đất rộng 17.000 ha, với 1.500 phòng

Không đầy một tiếng đồng hồ đi ô tô, lâu đài Fontainebleau đồ sộ, vĩ đại hiện ra trước mắt, giũa rừng cây lá đã ngã sang mầu vàng đỏ, đang lung lay trước gió, đẹp đến nao lòng!

Anh bạn tôi gần như một “hướng dẫn viên du lịch” thực thụ, bởi trong nhiều năm học tập và làm việc ở Paris, anh đã đến đây nhiều lần chiêm ngưỡng và tìm hiểu. Anh đã giới thiệu sơ qua lịch sử của lâu đài. Anh vừa đi vừa nói: Fontainebleau là một lâu đài nổi tiếng trong lịch sử nước Pháp. Vì nó được chọn làm tư gia, chính xác hơn là “dinh thự của nhiều triều đại hoàng gia Pháp”, từ thế kỷ XIII (1214), dưới triều vua Saint Louis IX cho đến thế kỷ XIX là triều đại Hoàng đế Napoléon Đệ Nhất. Tòa lâu đài nằm trên khu đất rộng 17.000 ha, với 1.500 phòng

Bên trong tòa lâu đài.

Bên trong tòa lâu đài.

Lâu đài được khởi dựng từ năm 1137, khi ấy nó chỉ là một lâu đài nhỏ, là nơi để các vua hàng năm đến đây nghỉ ngơi, săn bắn. Về sau cũng là dinh thự riêng của vua Phillippe Auguste (1165 – 1223).

Dưới triều vua Saint Louis IX (1114 – 1270), lâu đài Fontainebleau được mở rộng thêm. Đến thời vua Charler V (1338 – 1381) cho xây thêm một thư viện. Tuy nhiên, dưới triều vua Francois I (1494 – 1547) ra lệnh phá bỏ toàn bộ công trình cũ, trừ vọng lâu ở sân Bầu dục, để xây tòa lâu đài mới trên nền cũ vào năm 1527, theo phong cách nghệ thuật kiến trúc Phục hưng.

Để xây dựng lâu đài mới, nhà vua cho mời các nhân tài người Italia tới đảm nhiệm. Phần thiết kế do Bireton, phần nội thất do hai nghệ sỹ tài ba Primaticco và Rose Biorentino trang trí với những bức tranh mầu, trong đó có sự góp sức của các kiến trúc sư nổi tiếng là Delorm và Bu Claut. Lâu đài mới thực sự trở thành dinh thự và cùng điện săn bắn của các đời vua Pháp qua nhiều thời đại, vì rừng vùng này có nhiều thú. Rừng ở đây có nhiều suối, trong đó có con suối ngầm mang tên Fontainebleau, nên lâu đài được lấy tên con suối đó.

Là dinh thự của hoàng gia Pháp từ thời Francois Đệ Nhất tới thời Hoàng đế Napoléon Đệ Tam, Fontainebleau đã lưu giữ dấu ấn cúa nhiều triều đại nước Pháp trong kiến trúc và các di tích của lâu đài.

Là dinh thự của hoàng gia Pháp từ thời Francois Đệ Nhất tới thời Hoàng đế Napoléon Đệ Tam, Fontainebleau đã lưu giữ dấu ấn cúa nhiều triều đại nước Pháp trong kiến trúc và các di tích của lâu đài.

Dưới thời Henri IV (1553 – 1610), lâu đài Fontainebleau lại được mở rộng thêm, xây nhiều sân chơi, nhà vua còn cho xây một công viên rộng 115 ha, do André de Notre thiết kế và đào một con kênh dài hơn 1km, để tổ chức các buổi dạo mát bằng du thuyền.

Chiếc cầu thang hình móng ngựa do vua Henri II xây vào thế kỷ XVI, rồi giao cho vua Louis XIII (1601 – 1643) cho xây lại vào thế kỷ XVII theo kiểu Phục hưng. Dinh thự Fontainebleau được xem là một mẫu mực của kiến trúc Pháp thế kỷ XII – XIX.

Nhìn chung tổng thể nghệ thuật trong lâu đài mang đậm nét nghệ thuật Phục hưng ở thế kỷ XI và XVI.

Nhìn chung tổng thể nghệ thuật trong lâu đài mang đậm nét nghệ thuật Phục hưng ở thế kỷ XI và XVI.

Sau một hồi dạo quanh lâu đài, anh dẫn tôi tới xem hồ nước nhân tạo, rộng chừng vài ha, có từ thời Henri IV, là nơi tổ chức các cuộc đua thuyền. Hồ nuôi rất nhiều cá, dùng làm thực phẩm và cùng là nơi cho du khách câu cá giải trí. Trên hồ có một ngôi nhà bát giác nhỏ mang dấu ấn Napoléon I.

Đi vào bên trong lâu đài, trước tiên đập vào mắt chúng tôi là một hành lang lớn dài 60m, rộng 6m, nối liền phòng của vua với nhà Nguyện. Trên tường hành lang treo đầy các bức họa và phù điêu, do Rosso Fiorentino trang trí. Hành lang này là một trong những kiểu mẫu trang trí đẹp nhất theo kiểu Phục hưng Pháp.

Đặc biệt phòng khiêu vũ, thuở ban đầu, Francois I cho thiết kế như một lối đi mở, nhưng đến năm 1552, vua Henri II, cho sửa thành phòng khiêu vũ và tiếp khách, rộng hơn 300 m2. Vòm trần có dấu ấn chữ H của vua Henri II cùng vầng trăng khuyết, tượng trưng cho người tình Diane de Poitiers của vua Henri II.

Ở đây còn có ngôi nhà Nguyện Ba Ngôi, được xây từ cuối thời Francois I, nhưng phải đến đầu thế kỷ XVII mới được trang trí. Trên trần phía giữa nhà Nguyện là những bức họa của Freminet miêu tả sự cứu rổi con người của Thượng đế. Trong lâu đài còn có một rạp hát hoàng gia lộng lẫy cũng được xây dựng đưới triều vua Louis XII (1638 – 1715), vì nhà vua rất thích nghe nhạc.

Tuy vậy, lâu đài tráng lệ Fontainebleau đã bị lãng quên một thời gian dài trên 300 năm do nhiều lý do khác nhau đã không được sử dụng, nên có nhiều hạng mục bị xuống cấp. Đến đời vua Louis XVI (1754 – 1793) vào thời kỳ cách mạng Pháp (1759 – 1796) nổ ra, toàn bộ đồ đạc quý giá trong lâu đà bi cướp, bị phá. Lâu đài dùng làm trại lính và nhà tù. Mãi đến năm 1804, Hoàng đế Napoléon Đệ Nhất (1769 – 1821) cho khôi phục lại và ông chọn nơi này làm dinh thự riêng và cũng là biểu tượng cho quyền lực của hoàng đế và giới quý tộc. Trong thời gian ở đây ông đã cho người đi tìm lại những đồ đạc bị mất và bổ sung nhiều tác phẩm của những họa sỹ nổi tiếng đương thời.

Là dinh thự của hoàng gia Pháp từ thời Francois Đệ Nhất tới thời Hoàng đế Napoléon Đệ Tam, Fontainebleau đã lưu giữ dấu ấn của nhiều triều đại nước Pháp trong kiến trúc và các di tích của lâu đài.

Lâu đài Fontainebleau do nhiều lần trùng tu, sửa chữa, mở rộng và trải qua nhiều thế kỷ, lại được nhiều kiến trúc sư nổi tiếng và các nghệ sỹ bậc thầy của Pháp, của Italia thuộc nhiều trường phái, thế hệ khác nhau đã góp phần xây dựng, cải tạo…, nên toàn bộ lâu đài không theo một phong cách nghệ thuật nhất quán, rất đa dạng, nhưng nhìn chung tổng thể nghệ thuật thì vẫn mang đậm nét nghệ thuật Phục hưng ở thế kỷ XI và XVI và chính sự đa dạng, phong phú về kiến trúc của lâu đài đã làm nên sự hấp dẫn đối với du khách. Và cùng từ nghệ thuật Fontainebleau, nảy sinh trường phái Fontainebleau, mà người khởi xướng lại là các nghệ sỹ người Italia và người đại diện là Primaticco. Đặc trưng của trường phái này là mang phong cách nghệ thuật cùng đình khá tinh vi, ca ngợi hoàng tộc bằng nghệ thuật ẩn dụ với những đề tài bác học.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một phần lâu đài trở thành Trường Nghệ thuật và Âm nhạc. Năm 1927, lâu đài dung làm Viện Bảo tàng Quốc gia Pháp. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, lâu đài bị quân Đức chiếm. Sau chiến tranh một phần lau đài trở thành trụ sở của NATO cho đến năm 1966.

Lâu đài Fontainebleau, nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử nước Pháp và thế giới. Đặc biệt năm 1946, lần đầu tiên Hội nghị bàn về hòa bình ở Việt Nam đã diễn ra tại lâu đài này giữa Đoàn Đại biểu Chinh phủ VNDCCH non trẻ (mới thành lập tháng 9 năm 1945) và Chính phủ Cộng hòa Pháp, cách nay vừa tròn 75 năm.

Năm 1981, lâu đài Fontainebleau được Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Bài, ảnh: Trần Mạnh Thường

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/tham-lau-dai-fontainebleau-nho-ve-hoi-nghi-fontainebleau.html