Thăm ngôi đền cổ ở Hà Tĩnh từng nổi danh nước Nam

Sách 'An Tĩnh cổ lục' của học giả người Pháp thuật lại, đền Chiêu Trưng tại xã Quang Vĩnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước An Nam xưa.

 Theo các tư liệu lịch sử, cùng với đền Lê Khôi tại núi Long Ngâm (thuộc xã Đỉnh Bàn, TP Hà Tĩnh), đền Chiêu Trưng tại xã Quang Vĩnh (Đức Thọ) được xây dựng nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của danh tướng Lê Khôi (? - 1446) sau khi ông qua đời vào giữa thế kỷ 15. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 18, do tác động của dòng chảy gây lở đất ven bờ Nam sông Lam, ngôi đền bị nhấn chìm xuống dòng sông. Ảnh: Toàn cảnh đền Chiêu Trưng nhìn từ trên cao.

Theo các tư liệu lịch sử, cùng với đền Lê Khôi tại núi Long Ngâm (thuộc xã Đỉnh Bàn, TP Hà Tĩnh), đền Chiêu Trưng tại xã Quang Vĩnh (Đức Thọ) được xây dựng nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của danh tướng Lê Khôi (? - 1446) sau khi ông qua đời vào giữa thế kỷ 15. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 18, do tác động của dòng chảy gây lở đất ven bờ Nam sông Lam, ngôi đền bị nhấn chìm xuống dòng sông. Ảnh: Toàn cảnh đền Chiêu Trưng nhìn từ trên cao.

 Năm 1817, đền Chiêu Trưng được người dân địa phương khôi phục lại tại thôn Vĩnh Phúc, xã Đức Vĩnh nay là Quang Vĩnh (Đức Thọ). Trong cuốn dư địa chí "An Tĩnh cổ lục" - nguyên văn tiếng Pháp là “Le vieux An Tinh” (Ghi chép lại những chuyện xưa ở vùng Nghệ An – Hà Tĩnh của học giả Hippolyte Le Breton, được Tập san “Đô thành hiếu cổ” xuất bản năm 1936 bằng tiếng Pháp, sau này NXB Văn hóa - Thông tin và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây ấn hành năm 2014) ghi rõ: "... theo lời của Nhân dân truyền lại thì đền này là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước An Nam... Một vài điều mà tôi có thể kể lại về ngôi đền chính là nhờ cha Théodore Guignard đã quá cố cung cấp cho tôi. Ngài đã được ngắm đền Chiêu Trưng lúc Ngài đặt chân đến Nghệ An năm 1886". Ảnh: Cổng đền Chiêu Trưng được xây dựng lại năm 1817 vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn đến hôm nay.

Năm 1817, đền Chiêu Trưng được người dân địa phương khôi phục lại tại thôn Vĩnh Phúc, xã Đức Vĩnh nay là Quang Vĩnh (Đức Thọ). Trong cuốn dư địa chí "An Tĩnh cổ lục" - nguyên văn tiếng Pháp là “Le vieux An Tinh” (Ghi chép lại những chuyện xưa ở vùng Nghệ An – Hà Tĩnh của học giả Hippolyte Le Breton, được Tập san “Đô thành hiếu cổ” xuất bản năm 1936 bằng tiếng Pháp, sau này NXB Văn hóa - Thông tin và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây ấn hành năm 2014) ghi rõ: "... theo lời của Nhân dân truyền lại thì đền này là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước An Nam... Một vài điều mà tôi có thể kể lại về ngôi đền chính là nhờ cha Théodore Guignard đã quá cố cung cấp cho tôi. Ngài đã được ngắm đền Chiêu Trưng lúc Ngài đặt chân đến Nghệ An năm 1886". Ảnh: Cổng đền Chiêu Trưng được xây dựng lại năm 1817 vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn đến hôm nay.

 Mặc dù được Nhân dân xây dựng lại vào năm 1817 nhưng trải qua thời gian, chiến tranh nhất là nằm ở vùng ngoài đê sông La nên hàng chục năm về trước đền Chiêu Trưng bị hư hỏng nặng nề, chỉ còn lại cổng tam quan gần nguyên vẹn, các tòa trung điện, hạ điện hư hại...

Mặc dù được Nhân dân xây dựng lại vào năm 1817 nhưng trải qua thời gian, chiến tranh nhất là nằm ở vùng ngoài đê sông La nên hàng chục năm về trước đền Chiêu Trưng bị hư hỏng nặng nề, chỉ còn lại cổng tam quan gần nguyên vẹn, các tòa trung điện, hạ điện hư hại...

 Năm 1986, chính quyền địa phương và người dân xã Đức Vĩnh nay là Quang Vĩnh (Đức Thọ) đã tiến hành bắt tay vào tôn tạo, xây dựng lại ngôi đền. Từ đó đến nay, với nguồn lực kêu gọi xã hội hóa, đền Chiêu Trưng không ngừng được tu bổ, tôn tạo. Hiện, khuôn viên đền có diện tích 3.700m2, công trình kiến trúc theo hình chữ Vương (王) với nhiều hạng mục như: cổng Tam quan, nhà Hạ điện thờ cộng đồng Tứ phủ, nhà Trung điện thờ Tam tòa Thánh mẫu, nhà Thượng điện thờ Đức thánh Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi... Trong ảnh: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện của ngôi đền nhìn từ trên cao.

Năm 1986, chính quyền địa phương và người dân xã Đức Vĩnh nay là Quang Vĩnh (Đức Thọ) đã tiến hành bắt tay vào tôn tạo, xây dựng lại ngôi đền. Từ đó đến nay, với nguồn lực kêu gọi xã hội hóa, đền Chiêu Trưng không ngừng được tu bổ, tôn tạo. Hiện, khuôn viên đền có diện tích 3.700m2, công trình kiến trúc theo hình chữ Vương (王) với nhiều hạng mục như: cổng Tam quan, nhà Hạ điện thờ cộng đồng Tứ phủ, nhà Trung điện thờ Tam tòa Thánh mẫu, nhà Thượng điện thờ Đức thánh Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi... Trong ảnh: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện của ngôi đền nhìn từ trên cao.

 Nhà hạ điện thờ Tứ phủ.

Nhà hạ điện thờ Tứ phủ.

 Nhà Trung điện thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Nơi đây thường diễn ra các nghi lễ thực hành di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt vào các dịp: lễ giỗ Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi vào ngày 5/5 âm lịch, lễ Vu Lan hằng năm...

Nhà Trung điện thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Nơi đây thường diễn ra các nghi lễ thực hành di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt vào các dịp: lễ giỗ Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi vào ngày 5/5 âm lịch, lễ Vu Lan hằng năm...

 Nhà Thượng điện thờ Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi.

Nhà Thượng điện thờ Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi.

 Tại nhà Thượng điện của đền còn lưu giữ bức tượng, ngai vị của Lê Khôi, những gì còn sót lại sau trận lụt cuốn trôi đền vào thế kỷ 18. Điều này cũng được ghi trong cuốn "An Tĩnh cổ lục" của học giả Hippolyte Le Breton.

Tại nhà Thượng điện của đền còn lưu giữ bức tượng, ngai vị của Lê Khôi, những gì còn sót lại sau trận lụt cuốn trôi đền vào thế kỷ 18. Điều này cũng được ghi trong cuốn "An Tĩnh cổ lục" của học giả Hippolyte Le Breton.

 Ngoài các hạng mục chính, gần đây đền Ban Quản lý đền Chiêu Trưng còn vận động nguồn xã hội hóa xây dựng được thêm nhiều hạng mục như: cung Địa Tạng Bồ tát, cung Quán Thế Âm bồ tát, miếu cậu lầu cô, nhà soạn lễ, nhiều pho tượng quý...

Ngoài các hạng mục chính, gần đây đền Ban Quản lý đền Chiêu Trưng còn vận động nguồn xã hội hóa xây dựng được thêm nhiều hạng mục như: cung Địa Tạng Bồ tát, cung Quán Thế Âm bồ tát, miếu cậu lầu cô, nhà soạn lễ, nhiều pho tượng quý...

 Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, năm 2010, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã xếp hạng đền Chiêu Trưng là di tích cấp tỉnh.

Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, năm 2010, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã xếp hạng đền Chiêu Trưng là di tích cấp tỉnh.

 Hằng năm vào các dịp lễ, tết đền Chiêu Trưng thu hút hàng nghìn du khách mọi miền về dâng hương tiền nhân, tham quan và tham gia vào các nghi lễ cầu an, cầu phúc...

Hằng năm vào các dịp lễ, tết đền Chiêu Trưng thu hút hàng nghìn du khách mọi miền về dâng hương tiền nhân, tham quan và tham gia vào các nghi lễ cầu an, cầu phúc...

Video: Vẻ đẹp đền Chiêu Trưng (xã Quang Vĩnh, Đức Thọ).

Nguyên Hoàng - Đức Quang

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/tham-ngoi-den-co-o-ha-tinh-tung-noi-danh-nuoc-nam-post283168.html