Thăm 'nhà' 17.000 chú chuột năm Canh Tý

Chăm chút từng bữa ăn, giấc ngủ cho chuột. Hàng chục năm nay, những công nhân ở Trại chăn nuôi Suối Dầu tạo ra hàng chục triệu con chuột phục vụ cho công tác y học.

 Nằm cách TP Nha Trang, Khánh Hòa, khoảng 20 km, Trại chăn nuôi Suối Dầu, thuộc Viện vắc xin và sinh phẩm, Bộ Y tế, đang nuôi dưỡng gần 17.000 con chuột để phục vụ công tác thử nghiệm các loại dược phẩm để phòng, chữa bệnh cho con người.

Nằm cách TP Nha Trang, Khánh Hòa, khoảng 20 km, Trại chăn nuôi Suối Dầu, thuộc Viện vắc xin và sinh phẩm, Bộ Y tế, đang nuôi dưỡng gần 17.000 con chuột để phục vụ công tác thử nghiệm các loại dược phẩm để phòng, chữa bệnh cho con người.

 Mỗi năm Trại chăn nuôi Suối Dầu cung cấp khoảng 70.000 con chuột phục vụ công tác nghiên cứu của nhiều trung tânm y học trong cả nước. Ở đây, chuột được các nhân viên chăm chút từ bữa ăn, canh từng giấc ngủ. "Chúng tôi như những bảo mẫu, chúng khỏe mạnh, giấc ngủ của chúng tôi cũng ngon hơn", chị Lê Thị Thu Hà, Phó trưởng Trại chăn nuôi Suối Dầu chia sẻ.

Mỗi năm Trại chăn nuôi Suối Dầu cung cấp khoảng 70.000 con chuột phục vụ công tác nghiên cứu của nhiều trung tânm y học trong cả nước. Ở đây, chuột được các nhân viên chăm chút từ bữa ăn, canh từng giấc ngủ. "Chúng tôi như những bảo mẫu, chúng khỏe mạnh, giấc ngủ của chúng tôi cũng ngon hơn", chị Lê Thị Thu Hà, Phó trưởng Trại chăn nuôi Suối Dầu chia sẻ.

 "Ngay khi ghép đôi bố mẹ cũng phải căn cứ vào sức khỏe, môi trường ở thời điểm đó. Khó khăn nhất là lúc mang thai, nếu môi trường biến động hoặc bị thay đổi cũng phải điều chỉnh cho hợp lý, việc này là để khi ra đời chuột con có sức khỏe, cơ địa hoàn hảo nhất", chị Hà nói.

"Ngay khi ghép đôi bố mẹ cũng phải căn cứ vào sức khỏe, môi trường ở thời điểm đó. Khó khăn nhất là lúc mang thai, nếu môi trường biến động hoặc bị thay đổi cũng phải điều chỉnh cho hợp lý, việc này là để khi ra đời chuột con có sức khỏe, cơ địa hoàn hảo nhất", chị Hà nói.

 Theo chị Hà, hiện Trại chăn nuôi Suối Dầu đang nuôi khoảng 1.500 con chuột lang và hơn 15.000 con chuột bạch. "Chuột ở đây được nuôi hoàn toàn tự nhiên, không có bất kỳ can thiệp nào bằng thuốc, kể cả thức ăn cũng được trại tự chế biến", chị Hà cho biết thêm.

Theo chị Hà, hiện Trại chăn nuôi Suối Dầu đang nuôi khoảng 1.500 con chuột lang và hơn 15.000 con chuột bạch. "Chuột ở đây được nuôi hoàn toàn tự nhiên, không có bất kỳ can thiệp nào bằng thuốc, kể cả thức ăn cũng được trại tự chế biến", chị Hà cho biết thêm.

 Trong 2 loài thì chuột lang lành tính, dễ chăm sóc hơn. "Chuột lang lành tính nhưng lại hay bị ảnh hưởng từ môi trường, cho dù tiếng động nhỏ nhất cũng có thể làm chuột hoảng sợ, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng", chị Hà Thị Nga, công nhân chăm sóc chuột chia sẻ.

Trong 2 loài thì chuột lang lành tính, dễ chăm sóc hơn. "Chuột lang lành tính nhưng lại hay bị ảnh hưởng từ môi trường, cho dù tiếng động nhỏ nhất cũng có thể làm chuột hoảng sợ, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng", chị Hà Thị Nga, công nhân chăm sóc chuột chia sẻ.

 "Đến 3 tuần tuổi chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra cân nặng, sức khỏe của chuột con. Nếu đạt các tiêu chí sẽ tiến hành bàn giao cho Viện vắc xin và sinh phẩm hoặc các trường đại học, bệnh viện, cơ sở nghiên cứu trong cả nước", Phó trưởng Trại chăn nuôi Suối Dầu cho biết.

"Đến 3 tuần tuổi chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra cân nặng, sức khỏe của chuột con. Nếu đạt các tiêu chí sẽ tiến hành bàn giao cho Viện vắc xin và sinh phẩm hoặc các trường đại học, bệnh viện, cơ sở nghiên cứu trong cả nước", Phó trưởng Trại chăn nuôi Suối Dầu cho biết.

 Chuột ở Trại chăn nuôi Suối Dầu được chăm sóc theo quy trình khép kín. Thức ăn được các công nhân tự nghiên cứu chế biến, nước uống của chuột cũng phải qua xử lý bằng công nghệ sinh học hiện đại.

Chuột ở Trại chăn nuôi Suối Dầu được chăm sóc theo quy trình khép kín. Thức ăn được các công nhân tự nghiên cứu chế biến, nước uống của chuột cũng phải qua xử lý bằng công nghệ sinh học hiện đại.

 Khác với chuột lang, chuột bạch chỉ nặng khoảng 150-200 gram, được nuôi trong hộp nhựa nhỏ hơn, tách biệt với đàn. Chuột trưởng thành chỉ ở chung khi đến thời kỳ ghép đôi để mang thai.

Khác với chuột lang, chuột bạch chỉ nặng khoảng 150-200 gram, được nuôi trong hộp nhựa nhỏ hơn, tách biệt với đàn. Chuột trưởng thành chỉ ở chung khi đến thời kỳ ghép đôi để mang thai.

 Quy trình khép kín từ việc nuôi chuột con, ghép đôi 1 chuột đực với 2-3 chuột cái, cho sinh sản, cai sữa. Do đặc tính chuột bạch nhỏ con, sinh sản nhanh gấp 3 lần chuột lang nên việc chăm sóc vất vả hơn.

Quy trình khép kín từ việc nuôi chuột con, ghép đôi 1 chuột đực với 2-3 chuột cái, cho sinh sản, cai sữa. Do đặc tính chuột bạch nhỏ con, sinh sản nhanh gấp 3 lần chuột lang nên việc chăm sóc vất vả hơn.

 Khi được ghép đôi chuột bạch sẽ mang thai từ 19-21 ngày, mỗi lứa chuột mẹ ra sinh từ 8-11 con.

Khi được ghép đôi chuột bạch sẽ mang thai từ 19-21 ngày, mỗi lứa chuột mẹ ra sinh từ 8-11 con.

 "Mỗi thay đổi nhỏ nhất của chuột cũng khiến chúng tôi mất ăn, mất ngủ. Ngày thường cũng như Tết, chúng tôi luôn túc trực 24/24h để chăm sóc cho lũ chuột. Mỗi lứa chuột trưởng thành, được bàn giao để nghiên cứu cũng chính là niềm hạnh phúc vô bờ đối với chúng tôi", chị Lê Thị Thu Hà chia sẻ.

"Mỗi thay đổi nhỏ nhất của chuột cũng khiến chúng tôi mất ăn, mất ngủ. Ngày thường cũng như Tết, chúng tôi luôn túc trực 24/24h để chăm sóc cho lũ chuột. Mỗi lứa chuột trưởng thành, được bàn giao để nghiên cứu cũng chính là niềm hạnh phúc vô bờ đối với chúng tôi", chị Lê Thị Thu Hà chia sẻ.

 Trại chăn nuôi Suối Dầu, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa. Ảnh: Google Maps.

Trại chăn nuôi Suối Dầu, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa. Ảnh: Google Maps.

An Bình

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/tham-nha-17000-chu-chuot-nam-canh-ty-post1038680.html