Thăm nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của Cách mạng Việt Nam

Nằm trên đồi Khau Cả, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 trên diện tích 500m2 để giam cầm các chiến sĩ cộng sản yêu nước.

Nhà tù Sơn La do Thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908, ban đầu Nhà tù có diện tích 500m2. Khởi thủy nó chỉ là Nhà tù hàng tỉnh mang tên "Prison de Vạn Bú" với chức năng là giam giữ tù thường phạm. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân ta vùng lên đấu tranh chống đế quốc, phong kiến thì Nhà tù Sơn La thay đổi hẳn tính chất, quy mô được mở rộng thêm 1.500m2, đối tượng giam giữ không chỉ là tù thường phạm mà cả tù chính trị thuộc các đảng phái.

Nhà tù Sơn La do Thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908, ban đầu Nhà tù có diện tích 500m2. Khởi thủy nó chỉ là Nhà tù hàng tỉnh mang tên "Prison de Vạn Bú" với chức năng là giam giữ tù thường phạm. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân ta vùng lên đấu tranh chống đế quốc, phong kiến thì Nhà tù Sơn La thay đổi hẳn tính chất, quy mô được mở rộng thêm 1.500m2, đối tượng giam giữ không chỉ là tù thường phạm mà cả tù chính trị thuộc các đảng phái.

 Năm 1940, diện tích nhà tù được mở rộng lên đến 1.700m2 với hệ thống tường bao kiên cố bằng đá và gạch cao 4m, dày nửa mét. Từ đây, Nhà tù Sơn La trở thành trung tâm giam cầm đày ải những người yêu nước Việt Nam.

Năm 1940, diện tích nhà tù được mở rộng lên đến 1.700m2 với hệ thống tường bao kiên cố bằng đá và gạch cao 4m, dày nửa mét. Từ đây, Nhà tù Sơn La trở thành trung tâm giam cầm đày ải những người yêu nước Việt Nam.

Trải qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích là: 2.170m2. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản. Bằng chế độ nhà tù cực kỳ hà khắc và những thủ đoạn tra tấn vô cùng hiểm ác, kẻ thù tưởng sẽ tiêu diệt được tinh thần và thể xác của những chiến sĩ cách mạng nhưng chính tại nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng, rèn luyện ý chí và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng những chiến sỹ, đảng viên cộng sản trung kiên.

Trải qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích là: 2.170m2. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản. Bằng chế độ nhà tù cực kỳ hà khắc và những thủ đoạn tra tấn vô cùng hiểm ác, kẻ thù tưởng sẽ tiêu diệt được tinh thần và thể xác của những chiến sĩ cách mạng nhưng chính tại nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng, rèn luyện ý chí và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng những chiến sỹ, đảng viên cộng sản trung kiên.

Trải qua 2 lần tàn phá bằng bom của giặc, di tích xưa giờ đã xiêu vẹo, hầu như chỉ còn là một bãi gạch tan hoang, những bức tường nhà ngục đổ nát là minh chứng cho tội ác dã man của kẻ thù.

Trải qua 2 lần tàn phá bằng bom của giặc, di tích xưa giờ đã xiêu vẹo, hầu như chỉ còn là một bãi gạch tan hoang, những bức tường nhà ngục đổ nát là minh chứng cho tội ác dã man của kẻ thù.

Theo đó, năm 1952, khi thực dân Pháp rút khỏi Sơn La, đã ném bom nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng, lần 2 vào năm 1965, đế quốc Mỹ đã dánh phá Thị xã Sơn La phá hủy một phần của nhà tù.

Theo đó, năm 1952, khi thực dân Pháp rút khỏi Sơn La, đã ném bom nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng, lần 2 vào năm 1965, đế quốc Mỹ đã dánh phá Thị xã Sơn La phá hủy một phần của nhà tù.

Năm 1980, Bảo tàng Sơn La tiến hành phục chế lại lần thứ nhất: San lấp hố bom, xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh; lần thứ 2, vào năm 1994, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ. Năm 1994, Bảo tàng Sơn La đưa ra ý định phục chế lại toàn bộ khu di tích lại như nguyên dạng ban đầu, nhưng không thu thập được đầy đủ hồ sơ, nên không đủ cơ sở khoa học để khôi phục lại toàn bộ mà chỉ xây các bức tường lên cao một chút để khách tham quan có thể hình dung được cấu trúc của khu nhà tù Sơn La.

Năm 1980, Bảo tàng Sơn La tiến hành phục chế lại lần thứ nhất: San lấp hố bom, xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh; lần thứ 2, vào năm 1994, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ. Năm 1994, Bảo tàng Sơn La đưa ra ý định phục chế lại toàn bộ khu di tích lại như nguyên dạng ban đầu, nhưng không thu thập được đầy đủ hồ sơ, nên không đủ cơ sở khoa học để khôi phục lại toàn bộ mà chỉ xây các bức tường lên cao một chút để khách tham quan có thể hình dung được cấu trúc của khu nhà tù Sơn La.

Khác với tất cả các nhà tù, thực dân Pháp khoét núi, ghép các ngăn núi nhân tạo thành một hệ thống phòng giam. Không một giọt ánh sáng nào có thể lọt được vào các phòng giam. Nhà tù Sơn La được xây dựng kiên cố, tường bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn. Giường nằm cho tù nhân xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn. Đưa các chính trị phạm vào nhà tù Sơn La, thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn đầy ải tra tấn thể xác của họ hòng thủ tiêu tinh thần cách mạng của từng người.

Khác với tất cả các nhà tù, thực dân Pháp khoét núi, ghép các ngăn núi nhân tạo thành một hệ thống phòng giam. Không một giọt ánh sáng nào có thể lọt được vào các phòng giam. Nhà tù Sơn La được xây dựng kiên cố, tường bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn. Giường nằm cho tù nhân xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn. Đưa các chính trị phạm vào nhà tù Sơn La, thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn đầy ải tra tấn thể xác của họ hòng thủ tiêu tinh thần cách mạng của từng người.

Ngày nay, đến di tích nhà tù Sơn La, du khách sẽ được thăm các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại hai giam, trại ba giam, những phòng giam đặc biệt chỉ rộng 1,2m2 cùng hàng trăm hiện vật là những chứng tích sống động về tội ác dã man của thực dân Pháp như còng tay, xích sắt, bàn kẹp sắc nhọn...

Ngày nay, đến di tích nhà tù Sơn La, du khách sẽ được thăm các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại hai giam, trại ba giam, những phòng giam đặc biệt chỉ rộng 1,2m2 cùng hàng trăm hiện vật là những chứng tích sống động về tội ác dã man của thực dân Pháp như còng tay, xích sắt, bàn kẹp sắc nhọn...

Một trong những hiện vật còn giữ lại được ở nhà tù Sơn La là những tờ báo cách mạng thời đó.

Một trong những hiện vật còn giữ lại được ở nhà tù Sơn La là những tờ báo cách mạng thời đó.

Những du khách tìm đến di tích nhà tù Sơn La để tìm về chứng tích hào hùng một thời của lịch sử Các mạng Việt Nam.

Những du khách tìm đến di tích nhà tù Sơn La để tìm về chứng tích hào hùng một thời của lịch sử Các mạng Việt Nam.

Tinh thần đấu tranh của những người chiến sĩ trong nhà tù không những làm cho kẻ thù sợ hãi mà còn kính nể. Mặc dù trong hoàn cảnh lao tù, gông xiềng nhưng không một lúc nào các chiến sĩ cách mạng không học tập: học ngoại ngữ, nghiên cứu đường lối cách mạng, làm thơ, viết văn, làm báo… Họ đã biến “ngục tối” thành “ngục sáng”, nhà tù thực sự trở thành một trường học của các chiến sĩ cách mạng.

Tinh thần đấu tranh của những người chiến sĩ trong nhà tù không những làm cho kẻ thù sợ hãi mà còn kính nể. Mặc dù trong hoàn cảnh lao tù, gông xiềng nhưng không một lúc nào các chiến sĩ cách mạng không học tập: học ngoại ngữ, nghiên cứu đường lối cách mạng, làm thơ, viết văn, làm báo… Họ đã biến “ngục tối” thành “ngục sáng”, nhà tù thực sự trở thành một trường học của các chiến sĩ cách mạng.

Đến thăm Nhà tù Sơn La hôm nay du khách như thấy vẫn còn vang mãi bản yêu sách "4 phải, 1 không" (Phải thực hiện chế độ tù chính trị. Phải chuyển tù về đồng bằng. Phải cải thiện chế độ ăn uống. Phải cấp thuốc cho người ốm. Không được đánh đập và bắt tù nhân làm việc nặng)

Đến thăm Nhà tù Sơn La hôm nay du khách như thấy vẫn còn vang mãi bản yêu sách "4 phải, 1 không" (Phải thực hiện chế độ tù chính trị. Phải chuyển tù về đồng bằng. Phải cải thiện chế độ ăn uống. Phải cấp thuốc cho người ốm. Không được đánh đập và bắt tù nhân làm việc nặng)

Bảo tàng Sơn La hiện lưu giữ nhiều hiện vật đã từng gắn liền với các chiến sỹ Cách mạng như: Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Trần Huy Liệu, Trần Đăng Ninh, Tô Hiệu...

Bảo tàng Sơn La hiện lưu giữ nhiều hiện vật đã từng gắn liền với các chiến sỹ Cách mạng như: Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Trần Huy Liệu, Trần Đăng Ninh, Tô Hiệu...

Du khách tìm hiểu các hiện vật được lưu giữ trong bảo tàng Sơn La

Du khách tìm hiểu các hiện vật được lưu giữ trong bảo tàng Sơn La

Ngày nay, nhà tù Sơn La đã trở thành một điểm thu hút nhiều đối tượng khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu. Đặc biệt là vào các ngày lễ lớn, ngày Tết Cổ truyền của dân tộc, trung bình mỗi ngày Di tích Nhà tù Sơn La đón trên 2.000 lượt du khách. Có ngày lên tới 3.000 người.

Ngày nay, nhà tù Sơn La đã trở thành một điểm thu hút nhiều đối tượng khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu. Đặc biệt là vào các ngày lễ lớn, ngày Tết Cổ truyền của dân tộc, trung bình mỗi ngày Di tích Nhà tù Sơn La đón trên 2.000 lượt du khách. Có ngày lên tới 3.000 người.

 Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt ngày 31-12-2014.

Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt ngày 31-12-2014.

Khánh Huy

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/tham-nha-tu-son-la-chung-tich-hao-hung-cua-cach-mang-viet-nam-160090.html