Thân thế vị đại tướng đầu tiên của Công an Nhân dân Việt Nam: 17 tuổi vào Đảng, là vị lãnh đạo xuất sắc

Tham gia cách mạng từ rất sớm, 17 tuổi đã được kết nạp Đảng, sự nghiệp lừng lẫy của vị đại tướng này nhận được sự ngưỡng mộ của rất nhiều người. Xuyên suốt quá trình làm việc của mình, ông được đánh giá là một vị lãnh đạo vì nước, vì dân.

Vùng đất Nam Định vẫn luôn tự hào khi là quê hương của một vị lãnh đạo nổi tiếng, người đầu tiên của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam được phong hàm đại tướng – đồng chí Mai Chí Thọ. Tên thật của ông là Phan Đình Đống, bí danh Năm Xuân, sinh này 15/7/1922. Ông sinh ra ở xã Nam Vân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Phân khu ủy Phân khu 1 họp tại Bưng Còng, Nam Bến Cát, Bình Dương, bàn kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Ông Mai Chí Thọ bìa phải. Ảnh tư liệu

Phân khu ủy Phân khu 1 họp tại Bưng Còng, Nam Bến Cát, Bình Dương, bàn kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Ông Mai Chí Thọ bìa phải. Ảnh tư liệu

Đồng chí Mai Chí Thọ xuất thân từ một gia đình yêu nước, một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Ngay từ bé ông đã được nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu, tình yêu cho Tổ quốc. 14 tuổi đồng chí Mai Chí Thọ đã tham gia cách mạng, 17 tuổi được kết nạp vào Đảng và trở thành một chiến sĩ cộng sản.

Đồng chí Mai Chí Thọ thăm và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Công an phường Hàng Trống, Hà Nội vào dịp xuân Kỷ Tỵ, ngày 05/02/1989. Ảnh tư liệu

Đồng chí Mai Chí Thọ thăm và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Công an phường Hàng Trống, Hà Nội vào dịp xuân Kỷ Tỵ, ngày 05/02/1989. Ảnh tư liệu

Suốt 71 năm tham gia hoạt động cách mạng, 68 năm là Đảng viên, đồng chí Mai Chí Thọ luôn là tấm gương sáng, gắn liền với hình ảnh một lãnh đạo xuất sắc, vì nước, vì dân. Ông từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng như Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Đại tướng đầu tiên của Công an nhân dân (CAND) Việt Nam. Nhưng dù là vị trí nào, đồng chí Mai Chí Thọ vẫn cho thấy mình là một người có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên cường, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp chung.

Đồng chí Mai Chí Thọ đọc diễn văn tại buổi mít tinh đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh ngày 2/7/1976. Ảnh tư liệu

Đồng chí Mai Chí Thọ đọc diễn văn tại buổi mít tinh đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh ngày 2/7/1976. Ảnh tư liệu

Nói về vị đại tướng đầu tiên của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam, Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm – Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống (Đại học Quốc gia Hà Nội), Nguyên Giám đốc Học viện CSND từng viết:“Trong tâm thức của tôi, Bộ trưởng Mai Chí Thọ là người Bộ trưởng Công an của thời kỳ đất nước bắt đầu đổi mới. Và trong các bài giảng về khoa học lãnh đạo hiện nay, tôi vẫn thường kể với các thế hệ học viên của mình về những đổi mới này, nhất là khi giảng bài Tư Duy Và Tầm Nhìn Lãnh Đạo”.

Đồng chí Mai Chí Thọ cùng các chiến sĩ Ban An ninh Sài Gòn - Gia Định. Ảnh tư liệu

Đồng chí Mai Chí Thọ cùng các chiến sĩ Ban An ninh Sài Gòn - Gia Định. Ảnh tư liệu

Nhắc đến đồng chí Mai Chí Thọ, hẳn nhiều người sẽ nhớ đến một vị lãnh đạo đưa TP.HCM hồi sinh, đổi mới. Với cương vị lãnh đạo của Thành ủy và Ủy ban Nhân dân TP.HCM, ông giải quyết nhiều vấn đề cấp bách đặt ra với thành phố này sau giải phóng. Là người đứng đầu thành phố, vị đại tướng này đã cho thấy bản lĩnh của mình. Ông dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nhờ đó mà nhanh chóng ổn định được đời sống người dân, phục hồi sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giữ gìn an ninh trật tự…

Đại tướng Mai Chí Thọ. Ảnh: Báo CAND

Đại tướng Mai Chí Thọ. Ảnh: Báo CAND

Sau này nghỉ hưu, đồng chí Mai Chí Thọ vẫn cống hiến cho đất nước không biết mệt mỏi. Vì yêu quý vị đại tướng ngành công an này mà nhiều người dân, chiến sĩ Nam Bộ vẫn gọi ông với biệt danh thân thương: Anh Năm Xuân, chú Năm Xuân… Thậm chí khi đồng chí Mai Chí Thọ nhận hàm đại tướng, đồng bào lại gọi ông là vị “tướng con dân”.

Theo Sở hữu trí tuệ

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/than-the-vi-dai-tuong-dau-tien-cua-cong-an-nhan-dan-viet-nam-17-tuoi-vao-dang-la-vi-lanh-dao-xuat-sac/20250118034532952