Tháng 2 lịch sử đấu tranh trên quê hương tỉnh Bình Phước
Quê hương Bình Phước có nhiều sự kiện lịch sử vô cùng ý nghĩa. Tháng 2 lịch sử đấu tranh trên quê hương tỉnh Bình Phước (1930-1973) là sự kiện được đăng tải trên Báo Bình Phước tháng 2-1997.
THÁNG 2 LỊCH SỬ ĐẤU TRANH TRÊN QUÊ HƯƠNG TỈNH BÌNH PHƯỚC (1930-1973)
(Đăng Báo Bình Phước, 5-2-1997)
NGUYỄN MINH ĐỨC
- Chủ nhật ngày 2-2-1930 (mùng 4 Tết Canh Ngọ), chi bộ Đảng cộng sản Phú Riềng kêu gọi công nhân tổng bãi công và tổ chức nghiệp đoàn ra thông báo vận động toàn thể hội viên cũng như mọi người ở đồn điền thực hiện yêu sách đề ra đến khi nào chủ giải quyết mới đi làm.
- Ngày 3-2-1930 (mùng 5 Tết), đúng vào ngày đi làm việc theo thông lệ hàng năm trước đây. Sau những hồi đánh kẻng của đồn điền vẫn không thấy ai đến điểm danh, vì công nhân 10 làng đều chấp hành lệnh tổng bãi công của đoàn thể mình, tức là họ chống lệnh của chủ tư bản ở Phú Riềng.
Cũng trong ngày 3-2-1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo thành công việc thành lập ĐCSVN tại Hương Cảng (Trung Quốc).
- Ngày 4-2-1930, nghiệp đoàn Phú Riềng huy động cuộc biểu tình lớn có hơn 3.000 người tham gia, lại có các đội tự vệ trang bị vũ khí thô sơ hỗ trợ cho những người tay không đi đấu tranh lên trụ sở chánh chủ sở.
Khoảng 10 giờ, xảy ra một cuộc đụng độ giữa lực lượng làng 2, làng 9 với đơn vị 25 tên lính khố đỏ có trang bị vũ khí chiến đấu. Chúng ngăn cản bên ta, nên xảy ra xô xát với đội tự vệ và một tổ nữ công nhân tay không tấc sắt. Kết quả ta bắt sống 5 tên lính, thu 7 khẩu súng và tiếp tục hành tiến đến gặp chủ sở. Tại đây, đại biểu đưa yêu sách và chủ chấp nhận.
- Ngày 5-2-1930, công nhân làng 10 với 5.000 công nhân làm chủ đồn điền, dồn địch vào thế bị động, không dám đối phó.
Chi bộ đảng hôm ấy họp lại để lãnh đạo cuộc đấu tranh chuyển từ bạo động sang hợp pháp, có đại diện của xứ ủy đến dự. Sau nhiều ý kiến tranh luận nhau rồi đi đến thống nhất thực hiện đấu tranh hợp pháp để tránh đổ máu và thất bại sau này.
- Ngày 6-2-1930, một cuộc biểu tình ngồi ở các làng tại Phú Riềng. Khi đó thống đốc Nam kỳ huy động máy bay, xe thiết giáp, điều hàng trăm lính đến để đàn áp, nếu ta đánh lại chúng. Song chúng thất bại. Kết quả lần này là thống đốc phải đứng ra nhận yêu sách của công nhân và hứa sẽ giao cho nhà chức trách địa phương thực hiện sau.
Đây là ngày kết thúc cuộc đấu tranh suốt 8 ngày đêm (30-1 đến 6-2), đỉnh cao nhất của tổng bãi công Phú Riềng, có tiếng vang khắp Đông Dương.
- Tháng 2 năm 1944, đồng chí Lê Đức Anh, Đảng viên Đảng Cộng sản đang hoạt động đơn tuyến tại đồn điền cao su Lộc Ninh, tổ chức được một nhóm quần chúng yêu nước làm nòng cốt (chưa phải là một chi bộ Đảng). Họ nhận nhiệm vụ từ đồng chí Lê Đức Anh để làm công tác với nhiều anh chị em công nhân khác trong một cuộc đấu tranh sau này.
Khi đó đồng chí Lê Đức Anh đã bắt trực tiếp liên lạc với các đồng chí Dương Bạch Mai ở thành ủy Sài Gòn và Văn Công Khai ở thành ủy Thủ Dầu Một. Họ cùng nhau hoạt động trong công nhân cao su và đồng bào dân tộc cho đến năm 1945 v.v..
Tháng 2-1944, có khoảng 300 công nhân Lộc Ninh bãi công. Địch đàn áp bắn chết 3 người, bắt giam nhiều người, mấy chục người bị thương đã gây nên mối căm thù lớn trong cả đồn điền.
Cùng thời gian trên, nhiều công nhân, thợ hồ ở Quản Lợi chống đối bọn cai, bọn xếp, đối xử tàn tệ với công nhân, trong đó có tên Cao Phóng là độc ác nhất bị anh em ta phản đối quyết liệt.
Tại cảng Bà Rá, tù chính trị đấu tranh với chủ ngục, đòi cải thiện đời sống; có đủ thuốc trị bệnh, có gạo trắng ăn, không ăn gạo mục và cá thối v.v… Chi bộ Đảng tích cực bí mật chuẩn bị lương thực, muối cho cuộc vượt ngục sắp tới, sau khi nhận được nhiều nguồn tự túc từ bên ngoài cho biết tình hình chính trị, quân sự trong nước và thế giới đang có chuyển hướng v.v…
- Tháng 2-1950, lực lượng vũ trang của ta ở Hớn Quản và Phước Long do hai đồng chí Bảy Kính và Ba Phước chỉ huy phối hợp với nhau đánh đồn Bù Đốp (Lộc Ninh). Tại đây có một đại đội lính trấn giữ đã bị ta tiêu diệt để giải thoát cho 2 cán bộ, đồng bào yêu nước bị Pháp giam cầm.