Thăng trầm của ngành Công Thương được tái hiện chân thực trong Bộ sách Lịch sử Công Thương Việt Nam

Tại Lễ công bố Bộ sách Lịch sử Công Thương Việt Nam, GS.TS. Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước ngành Kinh tế đã có những chia sẻ về công trình này.

"Bộ sách Lịch sử Công Thương Việt Nam là một công trình nghiên cứu công phu", GS.TS. Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước ngành Kinh tế đánh giá.

"Bộ sách Lịch sử Công Thương Việt Nam là một công trình nghiên cứu công phu", GS.TS. Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước ngành Kinh tế đánh giá.

Lịch sử Công Thương Việt Nam (1945-2010)Biên niên Lịch sử Công Thương Việt Nam (2011-2020) là công trình nghiên cứu có giá trị lịch sử, tái hiện lại hình ảnh những khó khăn, vất vả của ngành Công Thương theo sự vận động của nền kinh tế trong suốt chiều dài cách mạng của đất nước. Đây là một tài liệu tham khảo vô cùng quý giá cho cán bộ ngành Công Thương, những người quan tâm đến ngành Công Thương nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung, nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên.

Tôi đánh giá Bộ sách Lịch sử Công Thương Việt Nam là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của đội ngũ biên soạn và là một tài liệu hữu ích đối với ngành Công Thương cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Đội ngũ biên soạn đã dày công nghiên cứu trong nhiều năm, sưu tập và dùng các phương pháp khác nhau để thu thập các minh chứng lịch sử. Từ đó, chọn lọc ra những sự kiện có giá trị quan trọng nhất để đưa vào hai cuốn sách lịch sử này.

Lịch sử ngành Công Thương trong 72 năm qua là một lịch sử vẻ vang, được thể hiện qua các thành tựu của cán bộ, công nhân viên ngành Công Thương. Hai cuốn sách đã ghi nhận và đánh giá nỗ lực của nhiều thế hệ cán bộ ngành Công Thương.

Bộ sách là tài liệu quý cho các thế hệ hiện tại và tương lai vì những người trẻ cần nghiên cứu lịch sử, đánh giá đúng lịch sử, phát huy những truyền thống của lịch sử. Qua đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành Công Thương cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Nguồn Tạp chí Công thương: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thang-tram-cua-nganh-cong-thuong-duoc-tai-hien-chan-thuc-trong-bo-sach-lich-su-cong-thuong-viet-nam-105093.htm