Thanh Hóa: Cảnh báo về tình trạng sạt lở, lũ quét tại khu vực miền núi phía Tây

Trước và sau cơn bão số 3, tại các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, do mưa lớn trong những ngày vừa qua khiến nhiều điểm ở các huyện có dấu hiệu nứt toác, nguy cơ bị sạt lở cao. UBND các huyện đã ban hành công điện khẩn để di dời các hộ đến nơi an toàn.

Tại Km20+829.32 trên tuyến Quốc lộ 15 đoạn qua địa phận xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa xuất hiện vết nứt taluy dương có nguy cơ sạt lở với chiều dài khoảng 200m.

Tại Km20+829.32 trên tuyến Quốc lộ 15 đoạn qua địa phận xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa xuất hiện vết nứt taluy dương có nguy cơ sạt lở với chiều dài khoảng 200m.

Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Thanh Hóa đã phát thông báo khẩn về nguy cơ sạt lở đất, sụt lún do mưa lũ tại các huyện miền núi. Tại tỉnh Thanh Hóa có khả năng mưa, mưa vừa và dông với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 10-30cm, có nơi rất to.

Cũng theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất có nguy cơ cao xảy ra tại 11 huyện miền núi như: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy… Tác động của lũ quét, sạt lở, sụt lún đất có thể gây ra tác động xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng, tài sản của người dân; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế - xã hội, gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện.

Bên cạnh đó, mực nước lũ trên sông Mã, sông Bưởi, sông Lèn, sông Cầu Chày dao động ở mức cao. Mực nước thượng nguồn sông Mã, sông Lèn; sông Bưởi, hạ lưu sông Mã, sông Cầu Chày và các sông khác đều ở mức báo động.

Theo đó, lũ trên sông Bưởi tại thị trấn Kim Tân (huyện Thạch Thành) còn lên một ít, sau đó dao động ở mức đỉnh và biến đổi chậm theo xu thế xuống thấp dần. Trên sông Mã, sông Lèn mực nước biến đổi chậm theo xu hướng xuống thấp dần.

Đặc biệt, tại Km20+829.32 trên tuyến Quốc lộ 15 đoạn qua địa phận xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa xuất hiện vết nứt taluy dương có nguy cơ sạt lở với chiều dài khoảng 200m, dễ dẫn đến sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của các hộ dân sinh sống gần đấy.

Trước tình hình đó, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, ngay từ ngày 5/9, UBND huyện Quan Hóa đã chỉ đạo xã Phú Thanh và các đơn vị chức năng tổ chức nắm, rà soát và theo dõi sát diễn biến tình hình để có phương hướng xử lý kịp thời.

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, đại diện lãnh đạo UBND huyện Quan Hóa cho biết: Ngay sau khi nhận được thông báo, về vết nứt trên Quốc lộ 15 xuất hiện UBND huyện đã chỉ đạo xã Phú Thanh di chuyển toàn bộ các hộ dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Ngoài ra, huyện cũng cử lực lượng túc trực 24/24 để đảm bảo an toàn cho người lưu thông qua đây.

Được biết, vị trí quả đồi (vách taluy dương tại Km 20+829.32) ở gần khu vực khu dân cư, nhà máy chế biến, cạnh sông Mã. Từ mặt đường lên các vị trí sụt lún cao khoảng 15m-30m.

Đại diện lãnh đạo UBND xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa thông tin: “Khi phát hiện ra hiện tượng đồi nứt, chúng tôi đã vận động 10 hộ dân với 38 khẩu di dời đến nơi an toàn. Người dân đã khóa trái cửa, thu gom đồ đạc chuyển đi từ hôm 5/9. Thực tế cứ cách 3m lại có 1 vết nứt rộng, chiều dài sườn đồi nối xuống Quốc lộ 16 khoảng 200m. Vì có đá hộc rơi xuống đường kèm theo đất nên chúng tôi đã báo cáo cơ quan quản lý giao thông, đường bộ đến xử lý. Nếu không có phương án xử lý sớm thì khi có mưa lớn, toàn bộ đất, đá trên đồi sẽ sạt xuống đường, tràn vào nhà dân”.

Đơn vị quản lý đã lắp đặt biển cảnh báo ở 2 đầu vị trí, căng dây an toàn, chuẩn bị sẵn sàng thiết bị, máy móc, nhân công để kịp thời xử lý khi có ách tắc giao thông.

Đơn vị quản lý đã lắp đặt biển cảnh báo ở 2 đầu vị trí, căng dây an toàn, chuẩn bị sẵn sàng thiết bị, máy móc, nhân công để kịp thời xử lý khi có ách tắc giao thông.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Phạm Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở đã cùng các phòng chuyên môn lên hiện trường kiểm tra, đưa ra phương án xử lý. Bên cạnh đó, đơn vị quản lý đã lắp đặt biển cảnh báo ở 2 đầu vị trí, căng dây an toàn, cử người trực gác 24/24h để theo dõi, hướng dẫn cho người và phương tiện giao thông khi đi qua đoạn tuyến, chuẩn bị sẵn sàng thiết bị, máy móc, nhân công để kịp thời xử lý khi có ách tắc giao thông. Sở cũng đã có báo cáo nhanh với Cục Đường bộ Việt Nam. Trước mắt, chúng tôi sẽ chỉ đạo phòng chuyên môn nghiên cứu phương án xử lý nhanh các vết nứt, đào mái ta luy dương để tránh sạt trượt xuống đường”.

Tiến Anh

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/thanh-hoa-canh-bao-ve-tinh-trang-sat-lo-lu-quet-tai-khu-vuc-mien-nui-phia-tay-383646.html