Thanh Hóa: Nỗ lực trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong chuyển đổi số

Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2023, sáng 19/10, Bộ TTTT phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số khu vực miền Trung; khai trương cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa và ra mắt app Thanh Hóa - S.

Các đại biểu tham dự buổi hội thảo.

Các đại biểu tham dự buổi hội thảo.

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TTTT, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Thanh Hóa dự hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Thanh Hóa xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong giai đoạn hiện nay.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Thanh Hóa xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong giai đoạn hiện nay.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Thanh Hóa xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong giai đoạn hiện nay.

Với tinh thần thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, nhưng có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số và làm sao để người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia, đồng hành vào quá trình chuyển đổi số.

Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận.

Thanh Hóa đã xây dựng và đưa vào hoạt động Cổng dữ liệu mở của tỉnh, bước đầu đã cung cấp 195 cơ sở dữ liệu thuộc 15 lĩnh vực, phục vụ việc cung cấp, chia sẻ dữ liệu kịp thời, công khai, minh bạch dữ liệu của cơ quan chính quyền tới doanh nghiệp và người dân.

Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác dữ liệu dân cư trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

Về Chính quyền số: Thanh Hóa đã thực hiện việc xử lý văn bản và hồ sơ công việc, gửi/nhận văn bản hoàn toàn trên môi trường điện tử trong 3 cấp chính quyền từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã.

Cổng dịch vụ công của tỉnh và Hệ thống một cửa điện tử cấp huyện, cấp xã hiện tại có hơn 85.000 tài khoản người dân, doanh nghiệp với hơn 27.662.427 lượt truy cập.

Cổng dịch vụ công cung cấp 890 dịch vụ công trực tuyến một phần và 872 dịch vụ công trực tuyến toàn trình; đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 1.202 dịch vụ; tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết trước và đúng hạn đạt 97,61%.

Hệ thống điều hành, giám sát an ninh mạng (SOC) được đầu tư, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh và luôn hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn 24/7; Thanh Hóa là địa phương hoàn thành mô hình điểm về an toàn thông tin của cả nước.

Về kinh tế số: Các ngành, lĩnh vực đã quan tâm thúc đẩy chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tỷ trọng kinh tế số trên GRDP của tỉnh đạt 8,28% (theo Báo cáo của UBQG về Chuyển đổi số tháng 8/2023).

Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử với hơn 152 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và 11.361 sản phẩm đặc trưng của các huyện; cung cấp hơn 105.815 tem truy xuất nguồn gốc và hỗ trợ trên 854.000 tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán các dịch vụ thiết yếu.

Về xã hội số: Hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng đã phát huy hiệu quả lan tỏa phổ cập kiến thức về chuyển đổi số tới đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh.

Người dân đã cài đặt ứng dụng VNeID trên thiết bị di động để thực hiện các giao dịch cơ bản trên môi trường số. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng thanh toán chủ yếu trong cộng đồng.

Các giao dịch thanh toán với cơ quan chính quyền trong việc trả phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính; thanh toán viện phí, học phí; thanh toán dịch vụ điện, nước... đã trở thành phương thức thanh toán chủ đạo của người dân trên địa bàn tỉnh.

Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số khu vực miền Trung lần này là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội hợp tác, tư vấn những giải pháp, công nghệ, sản phẩm mới nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, mong muốn các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông giới thiệu, chia sẻ các giải pháp hay, các ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như trên địa bàn các tỉnh khu vực miền Trung.

Phát hiểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao việc UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa lĩnh vực CNTT là lĩnh vực có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để ưu tiên phát triển bên cạnh các lĩnh vực khác là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.

Hội thảo lần này là sự kiện nằm trong hoạt động thường niên của Bộ TTTT nhằm đưa các sản phẩm, giải pháp, nền tảng Make in Viet Nam xuất sắc để hỗ trợ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tại các địa phương nói riêng, cả nước nói chung; góp phần thực hiện chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị về thúc đẩy Chương trình Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Phát hiểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao việc UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa lĩnh vực CNTT là lĩnh vực có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

Phát hiểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao việc UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa lĩnh vực CNTT là lĩnh vực có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

Để tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phát huy thế mạnh, nguồn lực của các doanh nghiệp công nghệ, các địa phương, đơn vị đã ký kết các thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số.

Để tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phát huy thế mạnh, nguồn lực của các doanh nghiệp công nghệ, các địa phương, đơn vị đã ký kết các thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số.

Để tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phát huy thế mạnh, nguồn lực của các doanh nghiệp công nghệ, các địa phương, đơn vị đã ký kết các thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số.

Theo đó, Sở TTTT và Công ty Cổ phần Misa đã ký kết hợp tác về hỗ trợ các nền tảng số phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số; Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp và Công ty CEH ký kết hợp tác về hỗ trợ tư vấn các giải pháp chuyển đổi số, nền tảng cảng biển số; Sở NNPTNT và Công ty NextFarm ký kết hợp tác về tư vấn triển khai các giải pháp nông nghiệp thông minh; Sở NNPTNT và Viện CNTT&TT ký kết hợp tác về tư vấn triển khai các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.

Trường Đại học Hồng Đức và Học viện Công nghệ BCVT Ký kết hợp tác về tư vấn triển khai nền tảng đại học số; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và Công ty cổ phần One Office ký kết hợp tác về hỗ trợ các nền tảng quản trị doanh nghiệp.

Các lãnh đạo Bộ TTTT và tỉnh Thanh Hóa ấn nút khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa - S.

Các lãnh đạo Bộ TTTT và tỉnh Thanh Hóa ấn nút khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa - S.

Cũng tại phiên hội thảo sáng nay, đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hỗ trợ chuyển đổi số trong một số lĩnh vực ưu tiên tại Thanh Hóa; khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa - S.

Cũng trong sáng 19/10, tại Tòa nhà Trung tâm CNTT tỉnh Thanh Hóa, đã khai mạc Triển lãm các sản phẩm, giải pháp, mô hình chuyển đổi số, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng, bà Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Thanh Hóa cùng các các đại biểu thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm tại Triển lãm công nghệ số sáng ngày 18/11.

Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng, bà Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Thanh Hóa cùng các các đại biểu thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm tại Triển lãm công nghệ số sáng ngày 18/11.

Triển lãm lần này có sự tham gia của 22 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, với 22 gian hàng trưng bày, giới thiệu về công nghệ, sản phẩm của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, gồm: Các sản phẩm, giải pháp, nền tảng chuyển đổi số Make in Vietnam phục vụ chuyển đổi số trong chính quyền, doanh nghiệp, người dân; nhóm dịch vụ tư vấn, đào tạo về chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mục tiêu gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh; nhóm sản phẩm, giải pháp về an ninh, an toàn thông tin mạng; nhóm sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số của các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ số trong và ngoài tỉnh như: VNPT, Viettel, Mobifone, BKAV, MISA, Công ty cổ phần công nghệ LocaMos; Công ty Cổ phần 1Office; Công ty TNHH Dịch vụ tin học CEH; Công ty TNHH Quản lý DUCAPITAL Holding...

Thông qua triển lãm, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ có cơ hội tiếp cận các giải pháp công nghệ mới, tiếp xúc với các chuyên gia về công nghệ để được tư vấn, trải nghiệm và lựa chọn phương pháp, lộ trình cũng như các giải pháp công nghệ số phù hợp nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tối ưu hóa sản xuất, mở rộng thị trường và tạo ra nhiều giá trị mới.

Ông Lê Văn Nam, Phó Giám đốc Sở TTTT tỉnh Thanh Hóa cùng nhiều đại biểu nghe đại diện các gian hàng thuyết minh về các giải pháp chuyển đổi số về truyền thanh thông minh, du lịch thông minh, các giải pháp về chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Ông Lê Văn Nam, Phó Giám đốc Sở TTTT tỉnh Thanh Hóa cùng nhiều đại biểu nghe đại diện các gian hàng thuyết minh về các giải pháp chuyển đổi số về truyền thanh thông minh, du lịch thông minh, các giải pháp về chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Điểm nhấn của triển lãm là giới thiệu, trình diễn hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp công nghệ như: Sản phẩm du lịch, y tế, giáo dục thông minh, robot trải nghiệm của Viettel Thanh Hóa; các giải pháp chuyển đổi số về truyền thanh thông minh, du lịch thông minh, các giải pháp về chuyển đổi số cho doanh nghiệp của Mobifone; gian hàng của MISA giới thiệu nền tảng số, thiết bị như màn hình cảm ứng, tivi trải nghiệm các nền tảng số, robot, standee...; bộ giải pháp Marketing thế hệ mới; LocaGifts (điểm săn quà, doanh nghiệp thả quà); công nghệ thực tế ảo VR360 của Công ty cổ phần công nghệ LocaMos...

Đây là các sản phẩm đã nhận được nhiều giải thưởng ICT trong nước và quốc tế. Triển lãm các sản phẩm, giải pháp, mô hình chuyển đổi số, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin sẽ đón khách tham quan và trải nghiệm trong suốt thời gian diễn ra các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2023.

Dự kiến, các chuỗi sự kiện trong “Ngày chuyển đổi số” tại Thanh Hóa sẽ diễn ra từ ngày 18 – 19/11.

Nguyễn Chung

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/thanh-hoa-no-luc-tro-thanh-dia-phuong-dan-dau-ca-nuoc-trong-chuyen-doi-so-10264455.html