Thanh Hóa phát huy 146 mô hình tái hòa nhập cộng đồng

Đây là các mô hình hỗ trợ, giúp đỡ những người lầm lỗi, đã chấp hành xong án phạt tù, tha tù trở về địa phương xây dựng, phát triển kinh tế, trở thành người có ích cho xã hội, góp phần đẩy lùi tội phạm trên địa bàn.

Hằng năm tỉnh Thanh Hóa trung bình có gần 2.000 người chấp hành án trên toàn quốc được đặc xá, chấp hành xong án phạt từ trở về cư trú, sinh sống trên địa bàn. Xác định làm tốt công tác tái hòa nhập cộng đồng là một trong những giải pháp kéo giảm tình trạng tái phạm tội, giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự, năm 2023, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai nhiều giải pháp, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tái hòa nhập cộng đồng.

Các mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng ở Thanh Hóa đang phát huy hiệu quả tích cực.

Các mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng ở Thanh Hóa đang phát huy hiệu quả tích cực.

Theo thống kê, từ năm 2023 đến nay, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh hơn 6.282 lượt; đăng tải gần 1.000 lượt tin, bài phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các nền tảng mạng xã hội; tổ chức gần 700 lượt tuyên truyền lưu động tại các địa bàn cơ sở; kẻ vẽ trên 1.000 băng rôn, pa nô, khẩu hiệu; cấp phát hơn 1.000 tờ rơi và hơn 500 cuốn tài liệu về công tác tái hòa nhập cộng đồng… Cùng với đó, phối hợp tổ chức nhiều hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 1.200 người chấp hành án hình sự tại cộng đồng và chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tham gia. Đáng chú ý, đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 146 mô hình tái hòa nhập cộng đồng, trong đó, từ tháng 10/2023 đến nay, toàn tỉnh đã ra mắt mới thêm 2 mô hình cấp huyện và 84 mô hình cấp xã, các mô hình đang được duy trì, hoạt động có hiệu quả.

Hằng năm tỉnh Thanh Hóa trung bình có gần 2.000 người chấp hành án trên toàn quốc được đặc xá, chấp hành xong án phạt từ trở về cư trú, sinh sống trên địa bàn.

Hằng năm tỉnh Thanh Hóa trung bình có gần 2.000 người chấp hành án trên toàn quốc được đặc xá, chấp hành xong án phạt từ trở về cư trú, sinh sống trên địa bàn.

Đại tá Phùng Xuân Tiến - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, khẳng định: Thanh Hóa là một trong những địa phương có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc dựng các mô hình điển hình tiên tiến trong công tác tái hòa nhập cộng đồng, trong đó có nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả được Bộ Công an chỉ đạo nhân rộng trong cả nước.

Đại tá Phùng Xuân Tiến - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao các mô hình điển hình tiên tiến trong công tác tái hòa nhập cộng đồng.

Đại tá Phùng Xuân Tiến - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao các mô hình điển hình tiên tiến trong công tác tái hòa nhập cộng đồng.

Để có kết quả trên, lực lượng Công an và các thành viên Ban Chỉ đạo 138 từ tỉnh đến cơ sở đã tham mưu và phối hợp tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác tái hòa nhập cộng đồng và xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú để các cấp, các ngành và nhân dân hiểu được đường lối, chủ trương, chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác đặc xá, tha tù; đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân không kỳ thị xã lánh người đặc xá, chấp hành xong hình phạt tù, nhất là kêu gọi, vận động cán bộ, đảng viên và quần chúng có uy tín, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhận đỡ đầu, quản lý, giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa; đặc biệt là tiếp nhận những người đặc xá, chấp hành xong hình phạt tù vào làm việc trong các doanh nghiệp, tạo việc làm, hỗ trợ vốn để họ làm ăn kinh tế, ổn định cuộc sống...

Trần Thắng

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/hoat-dong-ll-cand/thanh-hoa-phat-huy-146-mo-hinh-tai-hoa-nhap-cong-dong-i754839/