Thành lập một phân hiệu đại học đào tạo nguồn nhân lực cho Tây Nguyên

Từ năm học 2022-2023, tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) có thêm một phân hiệu trường đại học đa ngành, đào tạo theo hướng thực hành hiện đại, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây Nguyên.

Sáng 27/11, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc trao cho Hội đồng trường và Ban Giám hiệu Trường Đại học Đông Á Quyết định số 3186/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho phép thành lập Phân hiệu Trường Đại học Đông Á tại Đắk Lắk; đồng thời trao Quyết định cho phép Phân hiệu chính thức khai mở hoạt động tuyển sinh và đào tạo.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, việc có thêm một cơ sở đại học hình thành và đi vào hoạt động ngay trên địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước theo đúng tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng nghĩa với việc người dân Tây Nguyên có thêm một địa chỉ giáo dục uy tín nhằm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng từ chính địa phương.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc bày tỏ ấn tượng về việc Trường Đại học Đông Á xây dựng "định vị" chất lượng đào tạo bằng chiến lược hợp tác với các đối tác nước ngoài uy tín nhằm trang bị kỹ năng, chuyên môn, thái độ chuyên nghiệp và ngoại ngữ tốt cho sinh viên.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc trao cho Hội đồng trường và Ban Giám hiệu Trường Đại học Đông Á Quyết định số 3186/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho phép thành lập Phân hiệu Trường Đại học Đông Á tại Đắk Lắk, sáng 27/11.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc trao cho Hội đồng trường và Ban Giám hiệu Trường Đại học Đông Á Quyết định số 3186/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho phép thành lập Phân hiệu Trường Đại học Đông Á tại Đắk Lắk, sáng 27/11.

TS. Nguyễn Thị Anh Đào, Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Á cho biết, Phân hiệu được xây dựng trên tổng diện tích mặt bằng 10 ha, gồm 3 block nhà A, B, C đang vận hành với công năng 115 phòng học lý thuyết, 27 phòng thực hành chuyên môn, thư viện, hội trường lớn, khu thể thao đa năng cùng đầy đủ các phòng chức năng.

Phân hiệu hiện có 90 cán bộ quản lý và giảng viên, trong đó 35 tiến sĩ, 36 thạc sĩ.

Quy mô đào tạo năm đầu tiên trong giai đoạn 2022-2030 của Phân hiệu sẽ gồm 6 ngành: Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn, Quản trị lữ hành, Công nghệ thực phẩm, Điều dưỡng và Công nghệ thông tin. Đây là những ngành học phù hợp với xu hướng phát triển lâu dài tại vùng Tây Nguyên và cũng là các ngành đào tạo thế mạnh trong quy mô 36 ngành thuộc 9 nhóm ngành của Trường Đại học Đông Á.

"Trong tương lai xa, chúng tôi sẽ nghiên cứu đào tạo ngành mỏ, khoáng sản và luyện kim để chuẩn bị nguồn nhân lực khai phá tiềm năng to lớn cho vùng đất Tây Nguyên", TS. Nguyễn Thị Anh Đào nói.

TS. Nguyễn Thị Anh Đào, Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Á trao 14 suất học bổng khuyến học đến các học sinh THPT nỗ lực vượt khó học giỏi trên địa bàn Tây Nguyên, mỗi suất 3 triệu đồng.

TS. Nguyễn Thị Anh Đào, Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Á trao 14 suất học bổng khuyến học đến các học sinh THPT nỗ lực vượt khó học giỏi trên địa bàn Tây Nguyên, mỗi suất 3 triệu đồng.

Dịp này, Trường Đại học Đông Á và các doanh nghiệp, đơn vị đối tác đã ký các thỏa thuận hợp tác đào tạo, nghiên cứu và tuyển dụng sinh viên; ra mắt các nhà khoa học hợp tác nghiên cứu, giảng dạy tại Trường Đại học Đông Á và Phân hiệu Đắk Lắk, trong đó có GS. Trần Văn Thọ - Giáo sư danh dự tại Đại học Waseda (Tokyo), cũng là giáo sư danh dự của Đại học Đông Á.

Tại lễ công bố quyết định thành lập Phân hiệu Đại học Đông Á, Quỹ học bổng Hoa Anh Đào Đại học Đông Á trao 14 suất học bổng khuyến học đến các học sinh THPT nỗ lực vượt khó học giỏi trên địa bàn Tây Nguyên, mỗi suất 3 triệu đồng.

Phân hiệu Trường Đại học Đông Á tại Đắk Lắk.

Phân hiệu Trường Đại học Đông Á tại Đắk Lắk.

Đức Hoàng

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/thanh-lap-mot-phan-hieu-dai-hoc-dao-tao-nguon-nhan-luc-cho-tay-nguyen-20221127151848738.htm