Thành Nhà Hồ: Những phát hiện quan trọng dưới lòng đất

Kết quả khai quật khảo cổ học tại di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ thời gian qua đã thu được những thành tựu vô cùng quan trọng.

Một mặt bằng kiến trúc tổng thể của một kinh đô cổ dần được phát lộ, cho phép chúng ta nhìn nhận một cách rõ nét về quy hoạch kiến trúc và cách thức xây dựng, bố trí các kiến trúc kinh thành của một triều đại phong kiến quân chủ Việt Nam những năm cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15.

Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2011. Sau 14 năm được công nhận, nơi đây trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm đón hàng trăm nghìn lượt khách tham quan.

Từ những bức tường thành và cổng thành còn tồn tại hiện hữu, khảo cổ học đã phát hiện nhiều kiến trúc quan trọng trong Thành Nhà Hồ như: Điện Hoàng Nguyên (chính điện); Đông Thái Miếu; Tây Thái Miếu...cùng hệ thống di vật, hiện vật vô cùng độc đáo và giá trị

Từ những bức tường thành và cổng thành còn tồn tại hiện hữu, khảo cổ học đã phát hiện nhiều kiến trúc quan trọng trong Thành Nhà Hồ như: Điện Hoàng Nguyên (chính điện); Đông Thái Miếu; Tây Thái Miếu...cùng hệ thống di vật, hiện vật vô cùng độc đáo và giá trị

Tiến sĩ Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ cho biết, từ những bức tường thành và cổng thành còn tồn tại hiện hữu, khảo cổ học đã phát hiện nhiều kiến trúc quan trọng trong Thành Nhà Hồ như: Điện Hoàng Nguyên (chính điện); Đông Thái Miếu; Tây Thái Miếu...cùng hệ thống di vật, hiện vật vô cùng độc đáo và giá trị.

Những phát hiện khảo cổ quan trọng đó đã minh chứng rõ nét Thành Nhà Hồ là một kinh đô cổ được quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh, bài bản, quy chuẩn với đầy đủ đền đài, miếu mạo, cung điện, đường xá và được sử dụng xuyên suốt trong nhiều triều đại quân chủ phong kiến Việt Nam với tư cách là trung tâm hành chính - chính trị - quân sự của quốc gia và khu vực lúc bấy giờ.

Tiến sĩ Nguyễn Bá Linh nói: "Quá trình khai quật khảo cổ học đã thực hiện 10 năm nay. Quy định của UNESCO phải khai quật khảo cổ học và nghiên cứu thật kỹ mới trùng tu và bảo tồn. Vì vậy giai đoạn đầu khi được công nhận, việc bảo tồn tính toàn vẹn danh hiệu là quan trọng nhất. Trong những năm qua tỉnh và ngành văn hóa đã ban hành nhiều văn bản, thực hiện hàng loạt quy định, quy chế để bảo vệ tính toàn vẹn, tính xác thực đó".

Đáng chú ý, Đàn tế Nam Giao Tây Đô là một kiến trúc quan trọng tổng thể khu di sản Thành Nhà Hồ. Khai quật, khảo cổ học đã xác định được cơ bản diện mạo của một đàn tế cổ với nền móng kiến trúc còn tồn tại gần như nguyên vẹn. Các vòng tường đàn và các cấp nền đàn được phát lộ và nằm gọn trong vòng tay ngai của dãy Đốn Sơn - nơi tọa lạc của đàn tế....

Từ kết quả này, các cơ quan chức năng và nhà khoa học tỉnh Thanh Hóa đã bảo tồn khẩn cấp, giữ nguyên hiện trạng để phục vụ nhu cầu tham quan của người dân, du khách. Trong những năm qua Du lịch Thành Nhà Hồ đã có nhiều đổi mới, đáp ứng nhu cầu của khách tham quan khi đến với Di sản. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đã và đang được được triển khai trong khu vực di sản, được du khách yêu thích.

Những hiện vật thu được từ cuộc khai quật, khảo cổ học đã nói lên câu chuyện văn hóa của nhiều triều đại nối tiếp nhau trong lịch sử tồn tại và phát triển của kinh thành Tây Đô

Những hiện vật thu được từ cuộc khai quật, khảo cổ học đã nói lên câu chuyện văn hóa của nhiều triều đại nối tiếp nhau trong lịch sử tồn tại và phát triển của kinh thành Tây Đô

Bạn Bùi Việt Trang, một du khách tham quan tại Thành Nhà Hồ chia sẻ: "Trong tưởng tượng của mình Thành Nhà Hồ chỉ là cổng tường bằng đá, nhưng khi bước chân vào đây thì gồm trưng bày cổ vật và được hướng dẫn tham quan, nơi đây còn có nhiều hồ sen đẹp, tạo cho mình cảm giác thanh bình và yêu quê hương mình hơn".

Tiến sĩ Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ cho biết thêm, hiện nay, đã đưa vào khai thác trưng bày “không gian văn hóa nông nghiệp vùng Tây Đô”, với mục đích trưng bày và giới thiệu đến công chúng, nhất là thế hệ trẻ hiểu hơn về nông cụ canh tác truyền thống, về đời sống mộc mạc chân chất, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người nông dân, chứa đựng những nét sinh hoạt văn hóa dung dị, thuần phát của con người, của làng quê Việt Nam góp phần chung tay gìn giữ những giá trị di sản văn hóa vật chất, tinh thần và những tinh hoa của tiền nhân.

Tiến sĩ Nguyễn Bá Linh cho biết: "Hiện tại chúng tôi tận dụng tài nguyên văn hóa vốn có của vùng đất Vĩnh Lộc, là làng cổ, lối sống, đình chùa, miếu mạo, di tích phụ cận để phát triển du lịch.Hiện tại Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã mở 3 tuyến tham quan du lịch trọng điểm, 1 tuyến tham quan du lịch làng cổ; 1 tuyến thăm quan tâm linh vùng đệm; 1 tuyến tham quan thắng cảnh vùng đệm; lái xe điện của chúng tôi đã lái đến các điểm đó rồi, du khách rất hài lòng".

Những hiện vật thu được từ cuộc khai quật, khảo cổ học đã nói lên câu chuyện văn hóa của nhiều triều đại nối tiếp nhau trong lịch sử tồn tại và phát triển của kinh thành Tây Đô. Để tiếp nối và phát huy những giá trị bất biến từ những hiện vật khai quật được, đồng thời đem những giá trị đó đến gần hơn với cộng đồng và công chúng, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã đưa vào khai thác “không gian trưng bày hiện vật ngoài trời”, trưng bày “mô hình súng thần công và những cải cách của triều Hồ”, khai thác “không gian trưng bày đá xây thành” làm điểm check in mới tại Cổng Nam. Tổ chức các chương trình giáo dục di sản cho các em học sinh trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử của dân tộc, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, trong tuổi trẻ học đường thông qua các hoạt động học tập và vui chơi lành mạnh, góp phần định hướng lối sống đẹp, ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của địa phương, quê hương, đất nước.

Sỹ Đức/VOV1

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/di-san/thanh-nha-ho-nhung-phat-hien-quan-trong-duoi-long-dat-post1200317.vov