Thành phố cổ đại bỗng nhiên 'hiện nguyên hình' trên bờ biển sau thủy triều

Một người thợ lặn phát hiện những tàn tích của một thành phố cổ đại nghi là thành phố Rhapta mất tích từ 1.600 năm trước chìm sâu dưới biển Tanzania.

Tại bờ biển của Tanzania, một người thợ lặn bất ngờ phát hiện những tàn tích có hình dạng bất thường trong nước. Các nhà khảo cố học tin rằng những gì họ tìm thấy là một thành phố cổ đại nghi là thành phố Rhapta cách đây 2.000 năm chìm dưới biển.

Rhapta là thủ đô đầu tiên của châu Phi và là một trung tâm thương mại đồi mồi và vũ khí kim loại. Tuy nhiên, sau đó, các câu chuyện về thành phố này dần dần ít đi kể từ khi nó đột nhiên biến mất từ 1.600 năm trước đây.

Đây dường như là tàn tích của một thành phố cổ đại.

Đây dường như là tàn tích của một thành phố cổ đại.

Alan Sutton, thợ lặn phát hiện ra quần thể này cho biết, trong khi lặn dưới biển, ông thấy một loạt các khối hình cổ khác lạ. Sau khi thủy triều xuống thấp, một cảnh tượng ngạc nhiên xuất hiện. Hàng ngàn khối vuông và khối hình chữ nhậthiện lên vĩ đại hơn dự kiến. Chúng trải dài trên một vùng rộng lớn. Một số khối bị đổ dạt xuống đất, khối còn lại nghiêng ngả.

Theo hiểu biết của Felix Chami, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Dar es Salaam, Tanzania, thì đây là những tàn tích của một thành phố cổ bị mất tích, có lẽ thuộc về thời La Mã mà nghi ngờ lớn nhất thuộc về thủ phủ Rhapta.Các tàn tích dường như rất cũ và được xây dựng khá kiên cố không giống như kiến trúc khác của Tanzania. Nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ không thể nói chính xác quần thể tàn tích này là gì. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu để làm rõ.

Thành phố Rhapta từng được một nhà văn Ai Cập cổ điển đề cập đến trong tác phẩm "Vị trí địa lý" có niên đại khoảng những năm 50 Sau Công Nguyên. Từ khi mất tích, thành phố này vẫn là câu đố đau đầu với các nhà khoa học.

Theo Bích Phượng/VietQ

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/thanh-pho-co-dai-bong-nhien-hien-nguyen-hinh-tren-bo-bien-sau-thuy-trieu/20210105080600705