Thành phố Hồ Chí Minh: Tái cơ cấu cơ sở y tế điều trị Covid-19

Ngày 4-5, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh thông tin, đã tham mưu cho UBND thành phố kế hoạch tái cấu trúc, thu gọn hệ thống cơ sở y tế chuyên điều trị Covid-19 để phù hợp với tình hình mới.

Ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ ngưng hoạt động các trạm y tế lưu động trên địa bàn, giao công tác chăm sóc F0 tại nhà cho Trạm y tế cơ sở.

Ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ ngưng hoạt động các trạm y tế lưu động trên địa bàn, giao công tác chăm sóc F0 tại nhà cho Trạm y tế cơ sở.

Theo đó, tính đến đầu tháng 5-2022, tình hình dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh đã được kiểm soát. Hiện, thành phố chỉ còn dưới 5.000 trường hợp F0 đang điều trị (chủ yếu là tại nhà), số ca nặng cần thở máy xâm lấn tiếp tục giảm (hiện nay chỉ còn dưới 20 ca). Trong 3 tuần qua, không có ca tử vong do Covid-19.

Cũng theo Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, hiện thành phố chỉ còn 1 phường/xã có cấp độ dịch 2, tất cả đều đạt cấp độ 1. Thành phố dự kiến triển khai kế hoạch tổ chức lại hệ thống thu dung, điều trị Covid-19 theo hướng sau:

Một là,ngưng hoạt động các Trạm y tế lưu động. Việc quản lý F0 tại nhà hiện nay do các Trạm y tế cơ sở đảm trách với sự trợ giúp của các công cụ chuyển đổi số, tập trung chủ yếu vào việc quản lý và chăm sóc những người thuộc nhóm nguy cơ.

Hai là,đối với các bệnh viện dã chiến tuyến huyện: Nếu trong giai đoạn cao điểm dịch đã sử dụng tạm một cơ sở chức năng làm bệnh viện dã chiến thì hoàn trả công năng ban đầu. Đồng thời, các quận, huyện phải có kế hoạch sẵn sàng mở lại bệnh viện dã chiến trong trường hợp số F0 tăng cao trở lại.

Ba là,tất cả bệnh viện trên địa bàn thành phố phải thực hiện đồng thời 2 chức năng: Vừa thực hiện công tác khám, chữa bệnh thông thường, vừa thành lập khoa/đơn vị điều trị Covid-19.

Bốn là,Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, các Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 và Nhi Đồng thành phố (cùng với các bệnh viện Trung ương trên địa bàn thành phố như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Quân y 175) là các bệnh viện tuyến cuối về điều trị Covid-19.

Năm là,giải thể các bệnh viện dã chiến thành phố đã tạm ngưng hoạt động trước đó. Đối với các bệnh viện dã chiến 3 tầng còn hiện hữu của thành phố: Duy trì hoạt động Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13, tạm ngưng hoạt động dã chiến 3 tầng số 14 và 16. Ngưng hoạt động tầng 3 của Bệnh viện dã chiến 3 tầng Tân Bình do Bệnh viện Thống Nhất phụ trách.

Bệnh viện dã chiến số 13 (đặt tại huyện Bình Chánh) vẫn được duy trì để thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 khi cần thiết.

Bệnh viện dã chiến số 13 (đặt tại huyện Bình Chánh) vẫn được duy trì để thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 khi cần thiết.

Trước đó, trong cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 từ tháng 7 đến giữa tháng 9-2021, thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập 32 bệnh viện dã chiến (42.798 giường) và chuyển công năng 64 bệnh viện (17.062 giường). Cùng với đó, ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã huy động nhiều loại hình bệnh viện tham gia phòng, chống dịch.

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn/ hoặc tải trực tiếp từ App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về ứng dụng sẽ yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã OTP kích hoạt. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2 mét đã sử dụng PC-Covid, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. Khai báo y tế khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19. Luôn luôn quét mã QR nơi bạn đến.

Thu Hoài

Nguồn Hà Nội Mới: http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/suc-khoe/1031059/thanh-pho-ho-chi-minh-tai-co-cau-co-so-y-te-dieu-tri-covid-19