Thành phố nào được ví là 'tiểu Paris' của Việt Nam?

Thời Pháp thuộc, thành phố có tên Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ.

1. Thành phố nào được du khách ví là "tiểu Paris" của Việt Nam?

icon

Đà Lạt (Lâm Đồng)

icon

Sa Pa (Lào Cai)

icon

Pleiku (Gia Lai)

Câu trả lời đúng là đáp án A: Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là đô thị du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, nằm trên cao nguyên Lâm Viên ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển. Đà Lạt rộng hơn 393 km2, được công nhận là đô thị loại 1 năm 2009. Thời Pháp thuộc, thành phố có tên Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ. Đà Lạt được du khách đặt cho nhiều tên gọi hoa mỹ như thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù. Thời Pháp thuộc, Đà Lạt có hơn 1.300 biệt thự với kiến trúc đa dạng, nhiều nhất là kiến trúc phía bắc nước Pháp nên được ví là "tiểu Paris".

2. Bác sĩ người Pháp nào có công tìm ra Đà Lạt?

icon

Yersin

icon

Pastuer

icon

Albert Sarraut

Câu trả lời đúng là đáp án A: Trước năm 1893, cao nguyên Lang Biang là nơi cư trú của các tộc người Thượng. Người Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lý do nên tới cuối đời ông vẫn không thực hiện được ý định của mình. Ngày 3/8/1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này bất thành. Sau đó, Yersin thực hiện cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đăk Lăk để đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Me Kong (thuộc địa phận Campuchia). Tháng 1/1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ. Ba tháng sau đó, ông đã thực hiện 3 chuyến đi quan trọng. Và 15h30 ngày 21/6/1893, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang, trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt 3h30: grand plateau dénudé mamelonné (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô). Toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến Yersin với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng cho người Pháp. Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3/1899, Yersin cùng Doumer đi lên cao nguyên Lang Biang. Chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây. Cuối năm đó, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai), hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đây có thể được xem là văn kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang, tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này. Tên của Yersin được đặt cho một trường đại học ở thành phố Đà Lạt.

3. Hiện Lâm Đồng có mấy thành phố trực thuộc?

icon

1

icon

2

icon

3

Câu trả lời đúng là đáp án B: Lâm Đồng thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, phía đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía đông giáp Ninh Thuận, phía tây giáp Đăk Nông, phía tây nam giáp Đồng Nai và Bình Phước, phía nam và đông nam giáp Bình Thuận, phía bắc giáp Đăk Lăk. Lâm Đồng nằm ở độ cao trung bình từ 800-1.000 m so với mặt nước biển. Với diện tích tự nhiên 9.765 km2, Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn. Hiện, tỉnh có 2 thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và 10 huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông.

4. Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được xây dựng bởi kiến trúc sư nước nào, năm bao nhiêu?

icon

Anh - 1912

icon

Pháp - 1927

icon

Mỹ - 1954

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo cổng thông tin Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là trường Grand Lyceé Yersin) là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Năm 1932, trường Petit Lyceé Dalat được đổi tên thành Grand Lyceé de DalatLyceé Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin. Dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp.

5. Dinh Bảo Đại tại Đà Lạt có mấy Dinh?

icon

1

icon

2

icon

3

Câu trả lời đúng là đáp án C: Dinh Bảo Đại Đà Lạt có 3 Dinh Dinh Bảo Đại 1: Là một công trình kiến trúc được xây dựng trên đường Trần Quang Diệu, Phường 10, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Dinh I Đà Lạt được một vị triệu phú người Pháp tên là Robert Clément Bourgery cho xây dựng vào khoảng năm 1940 trên một ngọn đồi cao khoảng 1550m so với mực nước biển, có rừng thông bao quanh, cảnh quan rất đẹp và thơ mộng. Khuôn viên dinh thự rộng khoảng 60 ha, khi vua Bảo Đại lên nắm quyền tại vùng đất Hoàng Triều Cương Thổ đã mua và cho sửa sang lại vào năm 1949. Dinh Bảo Đại I nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 4km nên khá yên tĩnh và là một công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính. Dinh Bảo Đại 2: Tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Dinh Bảo Đại II nằm trên đỉnh ngọn đồi có độ cao khoảng 1540m so với mặt nước biển, nơi đây còn được gọi là Dinh Toàn Quyền là nơi ở và làm việc của toàn quyền Đông Dương Jean Decoux vào dịp mùa hè hằng năm (tháng 5 tới tháng 10). Do các kiến trúc sư A.T.Kruzé, D. Veysere. A. Léonard thiết kế, kiến trúc sư P.Foinet trang trí nội thất. Tổng diện tích của dinh khoảng 26ha trong đó khu dinh thự rộng khoảng 10 ha, khu cảnh quan rộng khoảng 16 ha. Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1933 và hoàn thành vào năm 1937. Là công trình đầu tiên sử dụng nguyên liệu đá lửa (màu sáng) phủ bên ngoài tường, cũng như các bộ phận được làm bằng gỗ thì được thay thế bằng kim loại mang từ Pháp. Dinh Bảo Đại 3: Nằm trên đường Triệu Việt Vương, phường 4, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Xung quanh được bao bọc bởi rừng thông được gọi là rừng Ái Ân. Dinh Bảo Đại III còn được gọi là Biệt Điện Mùa Hè – Biệt Điện Quốc Trưởng của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị vua cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Công trình được xây dựng trong khoảng từ năm 1933 đến năm 1938 do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Toàn thể công trình mang nặng phong cách kiến trúc châu Âu, điển hình là xung quanh biệt điện đều có hoa viên.

6. Đâu là tỉnh cuối cùng Việt Nam có thành phố trực thuộc?

icon

Gia Lai

icon

Đăk Nông

icon

Kon Tum

Nghị quyết 835 (tháng 12/ 2019) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Gia Nghĩa có 8 xã, phường; rộng 284,11 km2, dân số hơn 85.000 (trong đó người Kinh chiếm 87%, còn lại các dân tộc thiểu số như M’Nông, Mạ...). Hiện, tỉnh Đăk Nông cũng có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm huyện Đăk Glong, Cư Jút, Đăk Mil, Krông Nô, Đăk Song, Đăk R'Lấp, Tuy Đức và thành phố Gia Nghĩa.

7. Tỉnh nào sau đây có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn nhất?

icon

Kon Tum

icon

Quảng Ngãi

icon

Đăk Lăk

Câu trả lời đúng là đáp án C: Đăk Lăk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba. Phía Bắc tỉnh giáp Gia Lai; phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa; phía Nam giáp Lâm Đồng và Đăk Nông; phía Tây giáp Campuchia. Tỉnh Đăk Lăk rộng hơn 13.000 km2 với 2,1 triệu dân. Theo số liệu của Cục Thống kê Đăk Lăk, tỉnh này hiện có 49 dân tộc đang cư trú trên địa bàn. Trong đó, người Kinh đông nhất với 70% dân số; tiếp đó là người Êđê 18%, người Nùng 4%, người Tày hơn 2%, người Mông hơn 2,1%.

8. Thời điểm trước khi tách thành hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, tỉnh Đăk Lăk có diện tích rộng thứ mấy cả nước?

icon

Thứ nhất

icon

Thứ hai

icon

Thứ ba

Câu trả lời đúng là đáp án A: Tháng 11/2003, Quốc hội ra nghị quyết, tách Đăk Lăk thành hai tỉnh mới là Đăk Lăk và Đăk Nông. Từ năm 2004, tỉnh Đăk Nông được tái lập với diện tích tự nhiên hơn 6.500 km2. Như vậy, thời điểm trước khi tách tỉnh, Đăk Lăk rộng hơn 19.500 km2, đứng đầu cả nước. Hiện, tỉnh rộng nhất nước là Nghệ An với 16.490 km2; xếp thứ nhì là Gia Lai 15.510 km2.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/thanh-pho-nao-duoc-vi-la-tieu-paris-cua-viet-nam-post1481647.tpo