Thành phố thủ Đức – Tâm điểm an cư & Đầu tư lý tưởng
Xu hướng chọn các đô thị vệ tinh có hạ tầng kết nối tốt, quy hoạch bài bản để an cư đang hình thành rõ nét; trong đó, thành phố (Tp) Thủ Đức là lựa chọn đầu tiên vì những điều kiện lý tưởng mà không nơi nào có được.
Cơ chế chính sách “thành phố trong thành phố”
Được thành lập từ ngày 01/01/2021và chính thức đi vào hoạt động tháng 3/2021; Tp.Thủ Đức sẽ đóng góp 30% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) cho TP HCM và chiếm khoảng 7% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của cả nước, trở thành hạt nhân thúc đẩy kinh tế TP HCM nói riêng và toàn miền Nam nói chung.
Có vị trí quan trọng trong vùng tam giác TPHCM - Đồng Nai - Vũng Tàu; TP Thủ Đức được xem là địa phương dẫn đầu, thúc đẩy sự phát triển nhanh của TPHCM và Đông Nam Bộ. Sau khi thành lập, Tp.Thủ Đức có diện tích tự nhiên hơn 211 km2 và quy mô dân số hơn 1 triệu người & là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Tp.HCM.
Sự xuất hiện của mô hình “thành phố trong thành phố” không còn xa lạ với các quốc gia trên thế giới như khu Gangnam, Incheon của Hàn Quốc; Phố Đông của Thượng Hải – Trung Quốc; các đô thị này hiện nay đều đã trở thành trung tâm tài chính, thương mại, chuyển giao công nghệ, thu hút nhân tài… của khu vực và thế giới.
Hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư
Theo đề án phát triển hạ tầng giao thông của Tp.HCM từ 2021 đến 2030, nhiều công trình hạ tầng lớn ở Tp.Thủ Đức sẽ tiếp tục được đầu tư như cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, nút giao An Phú, nút giao Mỹ Thủy, đường vành đai 3, cầu Cát Lái, cầu Thủ Thiêm, tuyến Metro số 1…
Hầm chui Mỹ Thủy - dự án giao thông trọng điểm của Tp.HCM với tổng số vốn gần 2.400 tỉ đồng. Dự án được hoàn thiện sẽ giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông, đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hàng hóa vào cảng Cát Lái và kết nối với đường Vành đai 2.
Hạng mục công trình nổi bật trên đại lộ Đông Tây đồng thời có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Tp. Thủ Đức chính là hầm Thủ Thiêm, tạo động lực to lớn cho sự phát triển khu đô thị Thủ Thiêm – khu trung tâm tài chính của Tp. Thủ Đức trong tương lai.
Tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, bắt đầu tại điểm giao cắt với Đại lộ Mai Chí Thọ kết nối với Quốc lộ 51 tại Long Thành - Đồng Nai. Tuyến đường giúp kết nối giao thông giữa Tp.HCM với các vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, giai đoạn 2020 - 2022, Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM cho biết sẽ tiếp tục triển khai nâng cấp hạ tầng giao thông phía Đông như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 30m với 4 làn xe; xây dựng đoạn tuyến kết nối từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội; xây dựng đường nối từ cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định lên 77m (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy).
Sự xuất hiện của các dự án quy mô nâng tầm giá trị BĐS Tp.Thủ Đức
8 khu đô thị chức năng của Tp.Thủ Đức sẽ được hình thành nhằm tạo ra sự đột phá, khơi thông nhiều nguồn lực, kéo theo những dòng vốn quy mô lớn vào thị trường nhà ở, thương mại, dịch vụ, giáo dục, giải trí… Thị trường BĐS tại đây cần rất nhiều loại hình nhà ở trung, cao cấp để đáp ứng nhu cầu của những người thu nhập cao, đội ngũ chuyên gia, giới doanh nhân…
Đặc biệt, tại khu vực liền kề với trung tâm tài chính Thủ Thiêm – 1 trong 8 trung tâm đổi mới, sáng tạo trọng điểm của thành phố Thủ Đức; hàng loạt khu dân cư cao cấp được hình thành đã mang lại diện mạo mới cho khu vực, nhất là những dự án nằm dọc các trục đường chính như Cao tốc TpHCM - Long Thành - Dầu Giây, đại lộ Mai Chí Thọ, Võ Chí Công, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định....
Cùng với đó, các dự án nhà liên kế, biệt thự được phát triển bởi những chủ đầu tư uy tín, có tiến độ xây dựng đúng cam kết, pháp lý minh bạch, tiện ích cảnh quan độc đáo và đề cao không gian xanh luôn tạo ra sức hút mạnh mẽ.