Thảo luận các báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết phiên tòa trực tuyến

Chiều ngày 23-10, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Hội trường Diên Hồng với 62 điểm cầu về các báo cáo: công tác của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; dự thảo nghị quyết tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì.

Quang cảnh cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: PHƯỚC LIÊU

Quang cảnh cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: PHƯỚC LIÊU

Năm 2021, Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ Quốc hội giao trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, đồng thời tích cực bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, qua thẩm tra báo cáo cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm giảm, tuy nhiên một số loại tội phạm nghiêm trọng gia tăng.

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân các cấp tiếp tục được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ truy tố đúng thời hạn, truy tố đúng tội danh tiếp tục vượt cao so với chỉ tiêu của Quốc hội. Qua đó, viện kiểm sát nhân dân các cấp đã kịp thời hủy bỏ hoặc yêu cầu hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra và kiến nghị khắc phục vi phạm. Tỷ lệ xét xử đạt 89,62%, số lượng, chất lượng xét xử đều vượt chỉ tiêu của Quốc hội giao. Về công tác thi hành án dân sự, đã thi hành xong đạt 75,82% về việc, 31,21% về tiền, 455/944 bản án hành chính, tuy nhiên, kết quả chung về thi hành án giảm, một số nhiệm vụ không đạt chỉ yêu Quốc hội giao...

Đối với dự thảo nghị quyết tổ chức phiên tòa trực tuyến do Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày, tòa án nhân dân sẽ tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự và hành chính có tính chất, tình tiết đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm công khai, bình đẳng, dân chủ, nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng và sự tôn nghiêm của tòa án...

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp, nhất là khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhiều tỉnh, thành phố phải áp dụng biện pháp cách ly toàn xã hội, hoạt động xét xử của tòa án cũng bị ảnh hưởng. Việc thực hiện xét xử trực tuyến vừa đảm bảo quyền công dân được thực hiện sớm, đảm bảo tư pháp không chậm trễ vừa tiết kiệm chi phí xã hội. Tuy nhiên đây là nội dung mới cần đánh giá tác động và cơ sở vật chất đảm bảo tính hiệu quả của phiên tòa trực tuyến.

PHƯỚC LIÊU

Quang cảnh cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: PHƯỚC LIÊU

Năm 2021, Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ Quốc hội giao trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, đồng thời tích cực bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, qua thẩm tra báo cáo cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm giảm, tuy nhiên một số loại tội phạm nghiêm trọng gia tăng.

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân các cấp tiếp tục được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ truy tố đúng thời hạn, truy tố đúng tội danh tiếp tục vượt cao so với chỉ tiêu của Quốc hội. Qua đó, viện kiểm sát nhân dân các cấp đã kịp thời hủy bỏ hoặc yêu cầu hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra và kiến nghị khắc phục vi phạm. Tỷ lệ xét xử đạt 89,62%, số lượng, chất lượng xét xử đều vượt chỉ tiêu của Quốc hội giao. Về công tác thi hành án dân sự, đã thi hành xong đạt 75,82% về việc, 31,21% về tiền, 455/944 bản án hành chính, tuy nhiên, kết quả chung về thi hành án giảm, một số nhiệm vụ không đạt chỉ yêu Quốc hội giao...

Đối với dự thảo nghị quyết tổ chức phiên tòa trực tuyến do Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày, tòa án nhân dân sẽ tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự và hành chính có tính chất, tình tiết đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm công khai, bình đẳng, dân chủ, nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng và sự tôn nghiêm của tòa án...

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp, nhất là khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhiều tỉnh, thành phố phải áp dụng biện pháp cách ly toàn xã hội, hoạt động xét xử của tòa án cũng bị ảnh hưởng. Việc thực hiện xét xử trực tuyến vừa đảm bảo quyền công dân được thực hiện sớm, đảm bảo tư pháp không chậm trễ vừa tiết kiệm chi phí xã hội. Tuy nhiên đây là nội dung mới cần đánh giá tác động và cơ sở vật chất đảm bảo tính hiệu quả của phiên tòa trực tuyến.

PHƯỚC LIÊU

Nguồn Sóc Trăng: https://baosoctrang.org.vn/chinh-tri/thao-luan-cac-bao-cao-cua-chinh-phu-va-du-thao-nghi-quyet-phien-toa-truc-tuyen-52658.html