THẢO LUẬN TỔ 01: ĐẠI BIỂU ĐỀ NGHỊ LÀM RÕ KHÁI NIỆM ''NGƯỜI TIÊU DÙNG, QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG''

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, ngày 02/11 Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Tổ 1 gồm các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội.

09 ĐIỂM MỚI NỔI BẬT TẠI DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG SỬA ĐỔI

.

Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 01 - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội.

Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 01 - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội.

Thảo luận tại Tổ 1 về dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng việc ban hành luật là cần thiết, bởi đây là đạo luật rất nhân văn, trong đó nội dung bao quát của dự thảo luật lần này tập trung bảo vệ quyền của người tiêu dùng cá nhân – đối tượng dễ bị tổn thương. Đại biểu đánh giá cao sự chuẩn bị của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Một số ý kiến đề nghị rà soát đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật, nhất là đối với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với Bộ luật Dân sự, Luật Trọng tài thương mại và các luật có liên quan.

Về khái niệm “người tiêu dùng”, quy định tại Điều 3, một số đại biểu đề nghị cần làm rõ, bởi theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tập trung bảo vệ người tiêu dùng cá nhân và đối tượng yếu thế, trong khi đó, khái niệm người tiêu dùng có phạm vi rộng, bao gồm cả người tiêu dùng là tổ chức và người tiêu dùng cá nhân.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội nhấn mạnh, khái niệm “người tiêu dùng” quy định trong luật chưa rõ, chưa phù hợp với điều kiện hiện tại, nhất là với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Người tiêu dùng trong hình thức giao dịch truyền thống có nhiều khác biệt với giao dịch mới như giao dịch trên nền tảng số, giao dịch trên internet, vì vậy cần sửa đổi cho phù hợp hơn.

Đại biểu cũng cho rằng, khái niêm “quyền lợi người tiêu dùng” được coi là linh hồn của luật, nếu không giải thích rõ ràng sẽ không thể áp dụng, không đảm bảo tính khả thi, nhất là các quy định về tư pháp để bảo vệ người tiêu dùng. Chỉ khi xác định được khái niệm quyền lợi người tiêu dùng thì mới đảm bảo tính khả thi, đề nghị ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Khẳng định pháp luật ngày càng bảo vệ cuộc sống con người vì có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội nêu thực thế thời gian qua có nhiều đối tượng lợi dụng lòng tin của người dân để hành nghề mê tín dị đoan, bán thuốc, xem bói… làm ảnh hưởng đời sống người tiêu dùng, do vậy cần bổ sung chế tài, quy định nhằm ngăn chặn hiện tượng này.

Đại biểu Dương Minh Ánh, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, pháp luật chưa có tính răn đe đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, đề nghị bổ sung vào khoản 1 Điều 17 về hành vi cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh từ chối nhận lại hàng hóa, hoặc yêu cầu thanh toán chi phí đối với trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt hợp đồng theo khoản 4, Điều 39 của dự thảo luật; yêu cầu người tiêu dùng đặt cọc, thanh toán, thực hiện hợp đồng trong thời gian người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo khoản 2, Điều 14 của dự thảo luật, nhằm nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh, là cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù.

Tại quy định vể xử lý tranh chấp trong dự thảo luật, đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá cao ban soạn thảo đã nêu tương đối cụ thể, dày dặn, trong đó ưu tiên sử dụng phương thức xử lý tranh chấp, từ việc thương lượng, hòa giải đến xử lý tranh chấp tại tòa án.

Đại biểu Tạ Đình Thi, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội góp ý vào dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Đại biểu Tạ Đình Thi, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội góp ý vào dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Đánh giá cao dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bổ sung một số quy định mới bảo vệ người tiêu dùng yếu thế, đại biểu Tạ Đình Thi, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đề nghị đặc biệt quan tâm bảo vệ nhân phẩm, quyền của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, đặc biệt, các chế tài xử lý phải đủ sức răn đe, đủ mạnh để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng.

Đại biểu Trương Xuân Cừ, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội nêu quan điểm, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chủ yếu xoay quanh 3 đối tượng là người tiêu dùng, người sản xuất và người phân phối. Tuy nhiên, các quy định về trách nhiệm, quyền hạn, xử lý chưa sâu, chưa rõ, nên luật khó đi vào cuộc sống. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần bổ sung quy định về quyền được tư vấn của người tiêu dùng, nhất là người cao tuổi, người yếu thế, người dễ bị tổn thương; quy định rõ trách nhiệm của người sản xuất và phân phối hàng giả, hàng kém chất lượng; đồng thời cần có quy định về vai trò của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ban mặt trận của tổ dân phố trong việc tham gia bảo vệ người tiêu dùng….

Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh:

Tổ 01 - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho ý kiến vào dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Tổ 01 - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho ý kiến vào dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bổ sung nhiều quy định mang tính nhân văn sâu sắc.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bổ sung nhiều quy định mang tính nhân văn sâu sắc.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc đánh giá cao ban soạn thảo đã nêu tương đối cụ thể, dày dặn, trong đó ưu tiên sử dụng phương thức xử lý tranh chấp hòa bình nhất, từ việc thương lượng, hòa giải đến xử lý tranh chấp tại tòa án.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc đánh giá cao ban soạn thảo đã nêu tương đối cụ thể, dày dặn, trong đó ưu tiên sử dụng phương thức xử lý tranh chấp hòa bình nhất, từ việc thương lượng, hòa giải đến xử lý tranh chấp tại tòa án.

Đại biểu Trương Xuân Cừ cho rằng cần có quy định về vai trò của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ban mặt trận của tổ dân phố trong việc tham gia bảo vệ người tiêu dùng.

Đại biểu Trương Xuân Cừ cho rằng cần có quy định về vai trò của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ban mặt trận của tổ dân phố trong việc tham gia bảo vệ người tiêu dùng.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội góp ý về dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội góp ý về dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Đại biểu Khuất Việt Dũng đề nghị có quy định bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động mua bán hàng đa cấp, mua bán hàng qua mạng.

Đại biểu Khuất Việt Dũng đề nghị có quy định bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động mua bán hàng đa cấp, mua bán hàng qua mạng.

Các đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội.

Các đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội.

Lan Hương - Nghĩa Đức

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=70140