Thất bại được báo trước?

Sự thừa nhận thất bại công khai của ứng cử viên Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris đánh dấu kết thúc của một chiến dịch bầu cử đầy biến động chỉ kéo dài hơn 100 ngày của bà, là cuộc vận động tranh cử ngắn nhất trong ký ức hiện đại.

Thất bại của bà cũng được đánh giá là khá bất ngờ bởi đối thủ của Đảng Dân chủ - ông Donald Trump - là một trong những nhân vật kém uy tín nhất trong lịch sử chính trị hiện đại Mỹ. Dẫu vậy, những rào cản với Đảng Dân chủ, cũng như những bước đi sai lầm của chiến dịch, đã hiển hiện rõ ràng từ ngày bà Kamala Harris trở thành ứng viên.

 Phó Tổng thống Kamala Harris phát biểu thừa nhận thất bại tại Đại học Howard ở Washington, ngày 6.11. Ảnh: Reuters

Phó Tổng thống Kamala Harris phát biểu thừa nhận thất bại tại Đại học Howard ở Washington, ngày 6.11. Ảnh: Reuters

"Một thảm họa hoàn toàn, không thể cứu vãn", chiến lược gia Dân chủ Chris Kofinis nói khi được hỏi về kết quả. "Đó là sự phủ nhận hoàn toàn thông điệp của Dân chủ, chiến lược của Dân chủ, ứng cử viên Dân chủ. Không có cách nào để che đậy thảm họa tồi tệ này".

Trong khi đó, Trump đã có một chiến toàn diện và tuyệt đối. Ông được dự đoán sẽ thắng hoặc đang trên đà giành được cả bảy tiểu bang dao động, đồng thời thu hẹp biên độ của mình ở các tiểu bang xanh là thành trì của Dân chủ từ Minnesota đến Virginia đến New York.

Không tạo được sự khác biệt

Bước vào cuộc đua, may mắn của ông Trump ông là phải đối đầu với Biden, một đương kim Tổng thống thậm chí còn lớn tuổi hơn ông, người không được cử tri ghi nhận nhiều vì những thành tựu quan trọng về lập pháp và kinh tế.

Trước những biểu hiện không tốt của Biden trong cuộc đua, đảng Dân chủ vội vã đã thay đổi ứng cử viên vào phút cuối với việc Phó Tổng thống Harris sẽ thay thế Biden, khi chỉ còn khoảng một trăm ngày nữa là tới ngày bầu cử. Họ tuyên bố rằng chiến dịch của bà không phải là "chế tạo một chiếc máy bay mới" mà là "lên cùng một chiếc máy bay với một phi công khác".

Dù thế nào đi nữa, bà cũng phải đối mặt với những lo ngại về lạm phát và nhiệm vụ khó khăn là vừa phải định nghĩa bản thân với cử tri là không phải là Biden thứ hai nhưng lại vừa phải chứng tỏ sẽ không phủ nhận mọi chính sách của Dân chủ, điều vốn khiến cử tri hoài nghi trong nhiệm kỳ của Biden.

Sau đó, trong cuộc đua, bà khẳng định rằng chính quyền của bà sẽ không phải là "sự tiếp nối" của Biden và bà sẽ bổ nhiệm một đảng viên Cộng hòa vào Nội các của mình, điều mà Biden đã không làm. Nhưng một đoạn clip lan truyền trên "The View" của ABC trong đó bà nói rằng bà không thể nghĩ ra bất cứ điều gì đáng kể mà bà sẽ làm khác đi. Điều này giúp cử tri tin rằng bà sẽ là một phiên bản 2.0 của Joe Biden, một tổng thống có tỷ lệ ủng hộ thấp trong lịch sử.

Thiếu giải pháp cho vấn đề kinh tế

Trong nhiều tuần trước cuộc bầu cử, Harris và Biden đã quảng cáo các chính sách mà họ cho là sẽ giúp người Mỹ ứng phó với tình trạng chi phí tăng cao. Nhưng trong nhiều tháng trước đó, Nhà Trắng vẫn khăng khăng rằng nền kinh tế vẫn "khỏe mạnh", dẫn chứng bằng tỷ lệ thất nghiệp thấp và thị trường chứng khoán khởi sắc trong khi xoa dịu những lo ngại về những chi phí tiêu dùng gia tăng.

Rõ ràng là cử tri nghĩ rằng đất nước đang đi sai hướng, và bà ấy đã trở thành ứng cử viên theo nguyên trạng", chiến lược gia kỳ cựu của đảng Dân chủ James Carville cho biết.

Một số đảng viên Dân chủ đã tóm tắt lý do thất bại bằng một câu nói nổi tiếng của Carville: "Mọi thứ đều là kinh tế, đồ ngốc ạ".

Một cuộc thăm dò của Gallup được tiến hành vào tháng 9.2020 - thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát - cho thấy người Mỹ cho biết họ có cuộc sống tốt hơn so với 4 năm trước với biên độ 22 điểm. Cùng cuộc thăm dò được tiến hành vào tháng 9.2023 cho thấy người Mỹ tin rằng họ có cuộc sống tệ hơn so với 4 năm trước với biên độ 13 điểm.

Rõ ràng động lực lớn nhất quyết định lá phiếu của người dân là lợi ích kinh tế của họ, và họ cảm thấy rằng họ được hưởng lợi tốt dưới thời Donald Trump và trong khi chính quyền hiện tại đang làm không tốt. Không phải những vấn đề khác không quan trọng, nhưng tất cả đều bị chi phối bởi mối quan tâm kinh tế của riêng họ.

Harris đã điều hành một chiến dịch được biên đạo chặt chẽ, phủ kín các tiểu bang chiến trường bằng các chuyến thăm và quảng cáo trên truyền hình, đồng thời áp dụng các nỗ lực vận động bỏ phiếu truyền thống của đảng Dân chủ, bao gồm cả việc gọi điện thoại và đi gõ cửa từng nhà. Trước cuộc bầu cử, chiến dịch của bà cho biết mọi người đã gõ cửa hơn 800.000 ngôi nhà ở Pennsylvania - một tiểu bang cực kỳ quan trọng - một con số cao hơn gấp 10 lần biên độ chiến thắng năm 2020 của Biden tại tiểu bang này. Vào ngày 4.11, Phó tổng thống thậm chí còn đích thân gõ cửa một vài ngôi nhà.

Harris đã xây dựng chiến dịch của mình xung quanh chủ đề tự do và hứa sẽ trở thành tổng thống của “tất cả người Mỹ”. Bà đã cố gắng xây dựng một tầm nhìn lạc quan, hướng tới tương lai, nói lên nỗi lo lắng kinh tế lan rộng của người Mỹ đồng thời cũng cảnh báo về mối đe dọa mà Trump gây ra cho các thể chế dân chủ.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy một cuộc đua cực kỳ sít sao cho đến phút cuối. Chiến dịch của bà đã dự đoán vô cùng lạc quan trong những ngày cuối cùng. Tại cuộc biểu tình cuối cùng của chiến dịch của bà ở Philadelphia, Ricky Martin đã biểu diễn và Fat Joe đã cầu xin những người Latin khác ủng hộ Harris.

Nhưng một đất nước tức giận và vỡ mộng, tức giận với đảng đương nhiệm và khao khát sự thay đổi mà họ nhìn thấy ở một cựu tổng thống luôn phá vỡ chuẩn mực. "Trong khi giới lãnh đạo đảng Dân chủ bảo vệ nguyên trạng, người dân Mỹ tức giận và muốn thay đổi. Và họ đã làm như vậy", Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders nhận định sau khi chỉ trích gay gắt về chiến dịch mà ông gọi là "thảm họa" của Đảng Dân chủ.

Quỳnh Vũ (Theo ABCNews)

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/that-bai-duoc-bao-truoc-post395665.html